Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Lan tràn ấn bản vi phạm quyền tác giả: Muốn ngăn chặn được thì phải xử lý hình sự

Thứ Hai 26/11/2018 | 09:45 GMT+7

VHO- Dù đã có nhiều biện pháp được thực thi như yêu cầu xóa bỏ, cảnh cáo trực tiếp đến người làm bản lậu nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp làm ấn bản lậu hoàn toàn bị làm ngơ. Theo nhiều chuyên gia Nhật Bản, trong những trường hợp này, hiệu quả hơn cả là cần áp dụng biện pháp tạo án hình sự.

 Báo động tình trạng sách lậu tại VN, ảnh minh họa

Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản phối hợp tổ chức vào cuối tuần qua tại Hà Nội đã thảo luận và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trước thực trạng cả ở hai quốc gia đang đối diện với sự lan tràn các ấn bản vi phạm quyền tác giả.

Xâm phạm bản quyền phải bị phạt thật nặng

Ông Akihiko Noda (Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản) nhấn mạnh, Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, cho nên vấn đề bảo vệ bản quyền tác giả có ý nghĩa rất quan trọng. Đáng nói nữa là trong nhận thức của nhiều người, ý thức tôn trọng tác quyền còn mù mờ và chưa rõ nét.

“Bản quyền là “quyền vô hình” và có ở khắp nơi trong cuộc sống. Trong quá trình sử dụng và vi phạm bản quyền, có người biết được mình đang vi phạm nhưng lại có cá nhân hoàn toàn không hay biết. Điều đó khiến cho vấn nạn này ngày càng thêm nghiêm trọng. Việt Nam cũng như Nhật Bản đều đang vấp phải một khó khăn lớn là vấn nạn lan tràn các ấn phẩm lậu, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, ai cũng sẵn có một chiếc smart phone hay thiết bị thông minh khác trong tay”, ông Akihiko Noda chia sẻ.

Chuyên gia Nhật Bản này cũng cho hay, Luật Bản quyền tại Nhật Bản hướng đến cung cấp quyền của tác giả và các quyền liên quan đến các công việc như biểu diễn, ghi âm, chương trình phát sóng và phát thông qua hệ thống cáp để bảo vệ quyền lợi của các tác giả… nhằm khai thác một cách công bằng và đúng đắn các sản phẩm văn hóa này. Từ đó, góp phần vào sự phát triển của văn hóa. Hành vi xâm phạm bản quyền vì vậy đương nhiên đã kìm hãm sự phát triển của mỗi quốc gia. Tại Nhật Bản, xâm phạm bản quyền tác giả bị phạt rất nặng. “Người xâm phạm bản quyền không khác gì kẻ trộm bởi chính họ đã lấy đi tiền bản quyền của người sáng tạo. Nhà phân phối cũng vì thế mà gặp khó khăn trong việc tạo hệ thống phân phối mới nhằm đưa tác phẩm mới đến với công chúng. Mong muốn thúc đẩy văn hóa phát triển thì không còn cách nào khác là phải hình thành và duy trì thói quen trả tiền bản quyền khi sử dụng các xuất bản phẩm”, ông Akihiko Noda nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, người sử dụng vi phạm Luật Bản quyền, dù chỉ là vô thức và không ác ý như tải ấn phẩm lên Youtube, Facebook, Instagram… thì cũng đã tạo nên thiệt hại lớn. Chưa kể, với vô số hành vi có tính mục đích khác như trục lợi, kiếm tiền, thì cần phải xử phạt thật nặng nếu mong muốn thực thi pháp luật về quyền tác giả đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tạo án hình sự

Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cho biết: “Hội thảo về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan do hai Cục Bản quyền tác giả của hai nước Việt Nam, Nhật Bản phối hợp tổ chức vào thời điểm chúng ta vừa chứng kiến những sự kiện quan trọng trong lĩnh vực bản quyền tác giả. Đó là việc Ủy ban châu Âu trình Hiệp định Thương mại tự do VN - EU FTA lên Nghị viện châu Âu để các nước thành viên EU xem xét, phê chuẩn. Quốc hội Việt Nam cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 nước, trong đó có Việt Nam”.

“Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của hai Hiệp định trên. Đây là những FTA thế hệ mới với những tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định trước đây mà Việt Nam đã ký kết như Công ước Berne, Rome, Geneva, Vệ tinh, Hiệp định TRIPS (WTO)…”, Cục trưởng Bùi Nguyên Hùng nhấn mạnh.

Để hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã từng bước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định đã ký kết và thực thi trong nước. “Tuy nhiên, thực thi là vấn đề khó khăn ở nhiều quốc gia. Trong đó lớn nhất là việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và Internet”, ông Hùng nói.

Đề cập đến thực trạng của ấn bản vi phạm quyền tác giả và biện pháp đối phó, ông Atsushi Ito (Phụ trách Pháp chế, NXB Shueisha Publishing Inc) nhận định: “Đây là thời đại mà ai cũng có thể dễ dàng làm bản lậu và ai cũng có thể kiếm lời dễ dàng. Hơn nữa, rủi ro lại thấp bởi danh tính trên mạng của các cá nhân thường được bảo vệ kỹ càng, truy tìm được một tài khoản vi phạm tương đối khó. Hoặc nếu bị phát hiện vì xâm phạm bản quyền thì cùng lắm cũng chỉ bị phạt tiền…”.

Phân tích làn sóng thứ ba của cuộc cách mạng nội dung (thời đại Internet) cũng là cuộc cách mạng ấn bản lậu, theo ông Atsushi Ito, trang ấn bản lậu có 4 loại chủ yếu: loại trang web, loại tải xuống, loại đăng trang video và loại SNS. Trong đó, loại SNS là dịch vụ mà ai cũng có thể sử dụng nên thiệt hại ngày càng lớn. Ở loại này, người xâm phạm thường đăng hình ảnh trên SNS như Twitter, Instagram, Facebook… “Có thể họ không phải vì mục đích thu lợi nhưng lại nhằm thu hút sự chú ý của người khác. Ảnh hưởng thực tế của những trang ấn bản lậu này rất nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về doanh thu của các nhà xuất bản cũng như các tác giả…”, theo chuyên gia Nhật Bản.

NXB Shueisha, thương hiệu hàng đầu tại Nhật Bản trong lĩnh vực xuất bản thời gian qua đã có nhiều biện pháp để đối phó. Cơ bản là các giải pháp như yêu cầu xóa bỏ, cảnh cáo trực tiếp đến người làm bản lậu; hoặc yêu cầu xóa bỏ, cảnh cáo đến dịch vụ, máy chủ mà người làm bản lậu sử dụng (Youtube, Instagram…). Ông Atsushi Ito cho biết, với những địa chỉ uy tín như Youtube, Instagram… khi có thông báo vi phạm họ sẽ xử lý ngay. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp hoàn toàn bị làm lơ và hiệu quả nhất là những biện pháp mạnh như tạo vụ án hình sự. Bằng cách bắt giữ sẽ làm rõ số lượng xem hay thu lợi thực tế của người làm bản lậu cũng như sự lan truyền của nó như thế nào trên thế giới. Những bản án nghiêm khắc cũng giúp cho người dùng, hay độc giả các ấn bản lậu nhận ra rằng sử dụng những ấn bản lậu là không thế chấp nhận”.

Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp mạnh này đã được thực hiện không chỉ trong nước Nhật. Từ năm ngoái đến nay tại Nhật đã có 4 vụ bắt người điều hành trang ấn bản lậu xấu. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, NXB Nhật và các NXB địa phương đã hợp tác và trên thực tế đang tiến dần đến việc bắt giữ các chủ thể vi phạm. Ngoài ra, việc tạo án hình sự và xem xét bắt giữ cũng đang được tiến hành ở cả Thái Lan và Indonesia.

“Việc làm lưu thông tác phẩm một cách đúng đắn thì lợi nhuận được trả lại cho tác giả, dẫn đến việc tạo ra cơ hội ra đời những tác phẩm hấp dẫn mới. Vòng tròn này rất cần tới sự quyết liệt và thẳng tay, với các biện pháp xử lý mạnh mẽ đối với những hành vi xâm phạm quyền tác giả…”, chuyên gia Atsushi Ito nhấn mạnh.

Trong quá trình sử dụng và vi phạm bản quyền, có người biết được mình đang vi phạm nhưng lại có cá nhân hoàn toàn không hay biết. Điều đó khiến cho vấn nạn này ngày càng thêm nghiêm trọng. Việt Nam cũng như Nhật Bản đều đang vấp phải một khó khăn lớn là vấn nạn lan tràn các ấn phẩm lậu, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển.

(Ông Akihiko Noda, Phó Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bản quyền tác giả Nhật Bản)

 PHƯƠNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top