Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Đã đến lúc phải có sản phẩm công nghệ cho du lịch

Thứ Sáu 14/12/2018 | 10:04 GMT+7

VHO- Những thay đổi trong xu hướng chi tiêu của khách đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng sản phẩm công nghệ cao cho du lịch mới và khác biệt trong thời gian tới.

Khách du lịch mong muốn có những trải nghiệm đích thực, chìm đắm vào thiên nhiên Ảnh T.L

Hiện nay, khách du lịch lưu trú ở Việt Nam khá lâu, khoảng hơn 9 ngày, nhưng chỉ chi tiêu trung bình khoảng 96 USD/ ngày. Trong khi đó, mức chi tiêu chung cho ăn uống, hoạt động và mua sắm trong doanh thu từ khách quốc tế đến của ASEAN năm 2005 là 49%, năm 2017 là 67%. Con số này của Việt Nam tương ứng là 43% và 47%.

Ở Thái Lan, du khách tiêu tới 163 USD/ ngày, cao gần gấp đôi ở Việt Nam. Riêng ở Singapore, du khách chỉ ở lại 3,5 ngày nhưng tiêu tới 325 USD/ ngày. Điều này cho thấy, du lịch Việt Nam có nhiều địa điểm hấp dẫn du khách ở lại nhưng chúng ta chưa biết cách khai thác tốt và đang còn nhiều cơ hội để tăng trưởng phía trước.

Các chuyên gia kinh tế và du lịch cho rằng, Việt Nam cần đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của Việt Nam, kết hợp với nâng cao trải nghiệm cho du khách như du lịch gắn với khám phá thiên nhiên, với cuộc sống người dân bản địa, người dân tộc, hay mua sắm, vui chơi giải trí...

Khách du lịch ngày càng tìm kiếm sự chân thực và tính bản địa. Các hạng mục trải nghiệm phát triển nhanh nhất trong tổng số booking của khách du lịch thế giới: các tour di sản và lịch sử tăng 125%, kỳ nghỉ riêng tư tăng 79%, các hoạt động gắn với thiên nhiên (bao gồm du thuyền ngắm hoàng hôn, lặn biển, chèo thuyền kayak, cano, thuyền buồm, bè gỗ...) 69%, các hoạt động ẩm thực và thăm bảo tàng 57%.

Riêng với thị trường khách Trung Quốc hay đi du lịch và có giá trị cao, độ tuổi 20-35) thường mong muốn có trải nghiệm mang tính chân thực hơn và bản địa hơn với tour thưởng thức ẩm thực, lướt sóng, trượt tuyết, thể thao mạo hiểm, sự kiện thể thao, bảo tàng khoa học, đi bộ, spa, làm đẹp, du thuyền, đua ngựa...

Khảo sát của Tập đoàn tư vấn toàn cầu Boston (BCG) cho thấy: “hai phần ba người trả lời khảo sát khẳng định rằng khi đi du lịch, điều quan trọng nhất là trải nghiệm văn hóa đích thực của điểm đến”.

Theo bà Tuyết Vũ, đại diện Tập đoàn tư vấn toàn cầu Boston (BCG): “Khách du lịch hiện nay thể hiện những hành vi cụ thể trên 3 phương diện: sự phổ biến của kỹ thuật số, đặc biệt là trên di động, nhiều trang web cung cấp dữ liệu giúp so sánh giá vé máy bay, tour tham quan đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng; Chi tiêu vào trải nghiệm gia tăng, sự chuyển dịch của chi tiêu hướng tới trải nghiệm tour và các hoạt động so với lưu trú hoặc vận tải; Nhu cầu về tính chân thực, khách đặc biệt thích những trải nghiệm mang tính chân thực, xoay quanh ẩm thực, đắm chìm vào thiên nhiên, lịch sử và văn hóa”.

Theo khảo sát về Xu hướng du lịch của người Việt Nam thì công nghệ hỗ trợ khá nhiều cho khách trước, trong, sau chuyến đi. Theo đó, 90% người được phỏng vấn sử dụng các kênh trực tuyến nhằm tìm kiếm và lên kế hoạch; 77% sử dụng Internet trong chuyến đi để được chỉ dẫn. Số lượng du khách Việt lựa chọn đi tour theo đoàn lên tới 63%. Đây là một điểm khác biệt của người Việt Nam so với du khách châu Âu, Mỹ vì những khách nước ngoài nói trên thường thích tự đi khám phá.

Báo cáo e-Conomy 2018 cũng cho thấy khách du lịch ngày càng sử dụng phương tiện kỹ thuật số nhiều hơn. Sự bùng nổ của thị trường du lịch trực tuyến Đông Nam Á thể hiện rõ khi năm 2015, phần trăm đặt phòng khách sạn và vé máy bay trực tuyến trong tổng giá trị của booking là 34% (đạt 19 tỉ USD), năm 2018 tăng lên 41% (đạt 30 tỉ USD) và năm 2025 dự kiến là 57% (đạt 78 tỉ USD).

Tỷ lệ người dùng điện thoại di động thông minh thấy thoải mái với việc nghiên cứu, đặt chỗ và lên kế hoạch toàn bộ chuyến đi tới một điểm đến du lịch mà chỉ dùng mỗi thiết bị di động tăng lên, cụ thể là Ấn Độ 87%, Brazil 67%, Nhật Bản là 59%, Hàn Quốc 53%, Mỹ 48%, Anh và Úc là 45%, Pháp 44%... Từ đó, đòi hỏi Việt Nam xây dựng sản phẩm công nghệ cho du lịch mới và khác biệt để dịch vụ khách hàng lúc nào cũng có; trải nghiệm di động mượt mà; nội dung về điểm đến cá nhân hóa.

Các chuyên gia đề xuất Chính phủ cần có chiến lược kỹ thuật số trong du lịch bài bản và đầy đủ để thu hút khách du lịch mới và khách quay lại. Các công ty cũng cần xem xét lại hành trình kỹ thuật số của du khách và các quan hệ đối tác phù hợp với các công ty công nghệ. Để du khách dễ dàng hơn trong quá trình book tour, trải nghiệm trên thiết bị di động, Chính phủ cần đảm bảo cơ sở hạ tầng thiết yếu. 

 NGUYỄN ANH

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top