Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tưởng thuốc diệt chuột là kẹo, hai chị em cùng ngộ độc

Thứ Năm 22/08/2019 | 00:06 GMT+7

VHO- Các bác sĩ Trung tâm Cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) vừa tiếp nhận hai trẻ trong cùng một gia đình tại tỉnh Thái Bình ngộ độc thuốc chuột vì tưởng đó là kẹo.

Trước đó, chiều 15.8, bố mẹ đi vắng nên để hai chị em (bảy tuổi và sáu tuổi) tự chơi với nhau ở nhà. Trong lúc chơi đùa, cô chị trèo lên mái bếp thấy có hai ống bằng thỏi bút bi và mang xuống. Cứ nghĩ đó là kẹo, hai cháu cắt ống chia nhau mỗi chị em một tuýp rồi đổ vào mồm mà không biết đó là thuốc chuột.

Tưởng thuốc diệt chuột là kẹo, hai chị em đã  chia nhau ăn (ảnh minh họa)

Gần 30 phút sau, người nhà về thấy hai cháu nằm trên giường trong trạng thái li bì, có một bãi nôn trớ to giữa nhà. Gia đình  kiểm tra gác mái thấy hai tuýp thuốc diệt chuột đã biến mất. Biết là con mình đã ngộ độc thuốc diệt chuột, ngay lập tức gia đình đưa  trẻ vào bệnh viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành thăm khám cấp cứu, điều trị triệu chứng và làm các xét nghiệm độc chất để chẩn đoán và điều trị các biến chứng. Đến ngày 18.8, sau hai ngày được các bác sĩ tích cực chăm sóc, sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định và có thể ra viện.

TS.BS.Lê Ngọc Duy, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tai nạn ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có bản năng tò mò và khám phá thế giới xung quanh, hay đưa mọi thứ vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những gì nhìn thấy hấp dẫn hay mang màu sắc sặc sỡ có sẵn ở khắp nơi trong gia đình. Vì vậy, để phòng tránh những tai nạn thương tâm, ngộ độc ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các gia đình cần chú ý khóa cẩn thận tất cả các ngăn, hộc trong gia đình nơi có chứa hóa chất để xa tầm với của trẻ em, không để trẻ nhìn thấy.

TS Lê Ngọc Duy hướng dẫn xử trí cấp cứu ban đầu  tai nạn sinh hoạt ở trẻ em tại cộng đồng

“Khi đang sử dụng hóa chất mà có trẻ ở bên cạnh, nếu có điện thoại gọi thì phải bế trẻ đi theo để nghe điện thoại, tránh tình trạng để trẻ lại một mình thì sẽ tự ăn, uống hóa chất hoặc gây tai nạn. Để các hóa chất vào đúng đồ vật chứa đựng ban đầu của chúng. Không dùng các dụng cụ chứa đựng thức ăn, đồ uống để chứa đựng hóa chất. Ví dụ không dùng chai sữa hoặc nước ngọt để chứa đựng hóa chất để tránh nhầm lẫn. Không để thực phẩm và hóa chất gần nhau để tránh sử dụng nhầm, vứt bỏ tất cả các hóa chất cũ hoặc quá hạn. Trong bất cứ trường hợp cần thiết, người dân có thể gọi điện thoại tư vấn Trung tâm Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương tại số 098113515”, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và Chống độc  chia sẻ.

MAI TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top