Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Còn có ai đó yêu thương bạn

Thứ Năm 09/01/2020 | 11:51 GMT+7

VHO- Đó chính là tâm niệm của cô học sinh Lê Thu Uyên khi cùng bạn bè sáng lập nên dự án Trăng khuyết. Dự án mang các hoạt động vui chơi, học tập dường như rất đỗi bình thường với mọi người nhưng khi đến với các bạn trẻ  khuyết tật thì đó như là một chân trời mới lần đầu tiên được bước vào.

Lê Thu Uyên ( đeo kính) kiểm tra công tác chuẩn bị lần triển lãm ảnh của dự án Trăng khuyết

   “Trăng khuyết” là dự án phi lợi nhuận được thành lập vào giữa năm 2019 bởi những học sinh cấp 3 tại Hà Nội và những du học sinh ngoài nước. Dự án muốn tạo nên góc nhìn mới về trẻ khuyết tật, từ đó phần nào giúp các em có thể tự tin hơn và có nhiều môi trường phát triển hơn nữa. Và trong vài lần may mắn được tham gia các buổi sinh hoạt do dự án Trăng khuyết tổ chức, chúng tôi đã vô cùng ấn tượng với cô gái có vóc dáng nhỏ bé, luôn hăng hái, tất bật sắp xếp mọi công việc của dự án nhưng nụ cười vẫn thường trực trên môi. Chúng tôi càng bất ngờ hơn khi được các thành viên trong dự án giới thiệu đó là bạn Lê Thu Uyên- đang là du học sinh cấp 3 bên Mỹ nhưng là một trong những sáng lập viên đầu tiên của dự án. Trong khi những người bạn cùng ở lứa tuổi 17 của mình giành hết thời gian nghỉ hè cho những cuộc dã ngoại, đi chơi, ăn uống cùng bạn bè thì những tháng hè ở Việt Nam của Uyên ngoài giành thăm nom gia đình, Uyên nhiệt tình tham gia vào các chương trình sinh hoạt, hướng dẫn, chăm sóc cho trẻ em khuyết tật tại câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội.

Trò chuyện với Uyên, chúng tôi không thể nghĩ rằng đối diện mình là một cô học sinh cấp ba đang du học tại Mỹ, may mắn được sinh ra trong một gia đình cơ bản, có bố mẹ luôn tôn trọng và ủng hộ mọi việc làm chính đáng của con gái mình. Uyên nhớ mãi cảm xúc lần đầu tiên khi quyết định đến tham gia sinh hoạt cùng các bạn khuyết tật tại câu lạc bộ văn nghệ trẻ Hà Nội. Trước khi đến, Uyên cùng các bạn đều mang một gương mặt vui cười hớn hở, đầy háo hức nhưng khi đến nơi, được chứng kiến trực tiếp cảnh sinh hoạt của người khuyết tật nơi đây, nghe những câu chuyện về hoàn cảnh, cuộc sống, những khó khăn và thiếu thốn mà các bạn khuyết tật phải đối diện, Uyên cùng các bạn dường như trầm lắng hơn, Uyên biết rằng mình thực sự may mắn, những khó khăn của mình có gặp phải cũng vô cùng nhỏ bé và tự thấy rẳng bản thân cần phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập. Và từ những buổi tiếp xúc, sinh hoạt đó Uyên nhận thấy rằng, những bạn không may bị khiếm khuyết một phần nào của cơ thể không vì thế mà họ trở nên bé nhỏ, họ cũng có những sở thích, cũng có những ước mơ và cũng có thể làm nên những điều phi thường. Cô gái 17 tuổi này cũng cho rằng mỗi khi nhắc đến họ, mọi người trong xã hội hầu hết đều thương cảm, xót xa mà hiếm ai nhìn nhận thực sự những bạn đó như những người bình thường, có thể học hành, vui chơi và phát triển những năng khiếu riêng biệt. Cũng từ đó, Uyên bàn bạc cùng các bạn tổ chức dạy tiếng Anh, vẽ cho người khuyết tật với số tiền giành dụm của mỗi cá nhân cùng nhau mua sách vở, giấy bút vẽ…

Một tiết mục văn nghệ do các thành viên dự án Trăng khuyết dàn dựng cho trẻ em khuyết tật

Theo Uyên, mặc dù trong quá trình dạy tiếng Anh và vẽ gặp rất nhiều khó khăn do khả năng tiếp thu của người khuyết tật nhưng các bạn đều động viên nhau cố hết sức của mình, dạy từng bước một, có những buổi chỉ dạy được ba từ tiếng Anh…nhưng ai nấy cũng đều cảm thấy hài lòng. Theo bà Phan Thị Phúc- người sáng lập câu lạc bộ văn nghệ trẻ khuyết tật Hà Nội: Từ khi có nhóm thiện nguyện của Uyên và các bạn, bà cùng một số vị phụ huynh nơi đây đã đỡ vất vả đi phần nào trong việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ khuyết tật. Với sự linh hoạt của tuổi trẻ, các bạn đã mang đến những luồng sinh khí mới, những hoạt động học tập vui chơi bổ ích và thú vị hơn khiến trẻ khuyết tật nơi đây vô cùng hào hứng, mong chờ các buổi học của Uyên và những người bạn. Mặc dù không thể nói ra bằng lời nhưng sự phấn khởi đều được thể hiện qua sự biểu cảm bởi những bạn cùng trang lứa đến với nhau dễ sẻ chia hơn. Không chỉ tổ chức các buổi sinh hoạt tiếng Anh, vẽ cho trẻ khuyết tật, Uyên còn cùng các bạn phụ giúp câu lạc bộ trong việc chăm sóc, nấu ăn, dọn dẹp…. Nói về việc tham gia cũng như đặt tên cho dự án là Trăng khuyết, Thu Uyên tâm sự: “Vâng trăng có lúc tròn lúc khuyết, nhưng dù ở trạng thái nào trăng vẫn tỏa sáng trên bầu trời đen. Và chính sự biến đổi đó làm cho trăng có những nét đẹp rất riêng. Đó là lý do mà dự án được mang tên là Trăng khuyết- mục đích là tạo nên góc nhìn mới về trẻ khuyết tật, từ đó phần nào giúp các em có thể tự tin hơn và có nhiều môi trường phát triển hơn nữa. Nhiều người khi nghĩ đến trẻ khuyết tật chỉ nghĩ đến sự thương hại, mà hiếm ai thực sự bỏ thời gian để tìm hiểu câu chuyện đằng sau của mỗi cá nhân, của căn bệnh đó. Cá nhân Uyên muốn mọi người trong xã hội hãy tin tưởng trẻ khuyết tật về thân thể hay trí tuệ, các em hoàn toàn có thể học hành, cảm nhận và có những thiên phú riêng biệt. Điều các em cần là thời gian, sự kiên nhẫn, sự yêu thương và tin tưởng của mỗi chúng ta”. Hơn nữa, việc tham gia dự án giúp Uyên được tiếp xúc với nhóm đối tượng chưa từng được tiếp xúc trong đời sống hàng ngày, là một quá trình để Uyên học hỏi từ cách chuẩn bị một chương trình đến việc giao tiếp với trẻ khuyết tật. Cũng theo Uyên, việc tham gia dự án này là một trong những việc ý nghĩa nhất Uyên đã từng làm và thấy nó rất xứng đáng với công sức đã bỏ ra cũng như ý nghĩa của dự án. Khi được hỏi về những khoảng thời gian rảnh rỗi bên Mỹ, Uyên cho biết mình vẫn theo dõi dự án Trăng khuyết từ xa và lên ý tưởng góp ý với các thành viên trong nước về các buổi học tập, sinh hoạt tại câu lạc bộ. Không những thế, ngay ở nước bạn, Uyên cũng tham gia một số câu lạc bộ để giúp cho các em học sinh cấp hai có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa…

Sau những tháng hè hết mình với công việc của dự án, ngày lên đường quay lại Mỹ để tiếp tục học tập cũng khiến Uyên bao bồi hồi lưu luyến. Uyên nhớ mãi buổi sinh hoạt cuối cùng tại câu lạc bộ, Uyên không kìm nén được những giọt nước mắt khi chia tay các bạn trẻ khuyết tật nơi đây mà mình vừa mới có được quãng thời gian ở bên ngắn ngủi. Thời gian bên nhau trò chuyện, vui đùa và hoạc tập chưa thật lâu nhưng Uyên luôn cảm thấy gắn bó, thân thuộc và thương cảm với những hoàn cảnh của mọi người.

HOÀNG LƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top