Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thử đến với ... bí mật của Tết

Thứ Hai 13/01/2020 | 11:33 GMT+7

VHO- “Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và theo cách nhìn cũng như trải nghiệm của mình, tôi thấy Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn”.

 “Tết đon viên” Ảnh: Đ.HÀ

 Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ như vậy khi nói về Tết, nhân dịp ra mắt cuốn sách “Tết đoàn viên” do ông tuyển chọn vào cuối tuần qua, tại Hà Nội. Sách do Công ty cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống phối hợp với NXB Thế giới ấn hành, giới thiệu đến độc giả nhân dịp đón Tết Canh Tý.

Muôn màu vẻ đẹp Tết

Sách tập hợp tác phẩm của các nhà văn, nhà báo, nhànghiên cứu, họa sĩ, người nổi tiếng và các cây bút trẻ trong nhiều lĩnh vực. Mỗi tác giả trong cuốn sách, bằng cách riêng nói về những vẻ đẹp khác biệt của Tết. Qua từng câu chữ, độc giả được hưởng phong vị Tết Hà Nội, Tết Sài Gòn xưa, Tết vùng Kinh Bắc, ăn Tết kiểu Huế, ăn Tết với người Tây Nguyên, người Tày, ăn Tết ở Mỹ... đến những phong tục, thú chơi ngày xuân, với những khát vọng đầu năm mới... Mỗi bài viết mang đến một phong vị của từng vẻ đẹp của từng vùng, từng thời... làm nên vẻ đẹp của Tết. Vẻ đẹp ấy hiển hiện trong trời đất, cỏ cây hoa lá, trong những ngôi nhà, căn bếp, trong mỗi gương mặt người, mỗi giọng nói, trong hương nến trên những bàn thờ, hương vịcủa những món ăn truyền thống...

Nhà báo Lữ Mai, tác giả bài viết “Tiếng xuân giữa trùng khơi” chia sẻ: “Hằng năm, cứ dịp Tết tôi không xa lạ cho việc chuẩn bịấn phẩm đón xuân, nhưng “Tết đoàn viên” là giai phẩm thú vị. Ban đầu, tôi hình dung đây là cuốn tản văn, tạp văn của nhiều tác giả, nhưng khi cầm trên tay cuốn sách, biên độ Tết Việt được mở rộng, với nhiều vùng miền, tác giả ở các thế hệ khác nhau, có các góc nhìn thú vị ở nhiều lĩnh vực”. Với lời tâm tình thủ thỉ, với những hoài niệm thao thiết, đượm phong vịTết xưa nay trên mọi miền, qua mọi cung bậc thời gian và cảm xúc, tác phẩm như “cỗmáy thời gian” đưa người đọc trở về với những vẻ đẹp và sự thiêng liêng của thời khắc kỳ vĩ nhất một năm - thời khắc chuyển từ năm cũ sang một năm mới.

Nói về ý tưởng làm sách, bà Ngô Tuyết Nga, biên tập viên của Sống cho biết: Cuốn sách ra đời với mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa, tri thức, đặc biệt là nét văn hóa của người Việt đến độc giả trẻ. Mong muốn của đội ngũ thực hiện là đưa sách trở thành cầu nối giúp cho truyền thống văn hóa, Tết cổ truyền đến với người trẻ một cách gần gũi nhất. “Tết đoàn viên” ra đời cũng góp phần mang Sách chơi xuân, Sách xem Tết, cùng với đó là Báo xuân, những ấn phẩm độc đáo, tưởng như đã chìm vào quên lãng có thể quay trở lại với người đọc Việt trong một hình hài mới.

Tối giản để tận hưởng giá trị Tết?

Những năm gần đây, tranh cãi về việc có nên bỏ Tết hay gộp Tết cổ truyền cùng Tết dương như lại được dấy lên mỗi dịp cuối năm dù chủ đề không còn mới. Có một số người cho rằng Tết cổ truyền tốn kém, lạc hậu, hay không còn phù hợp trong nền kinh tế ngày càng phát triển. Cũng có người nói rằng bởi phú quý thường sinh lễ nghĩa, những thủ tục phải có vào Tết ngày càng nhiều và nhiêu khê khiến người ta trở nên sợ Tết...

Tại buổi ra mắt sách “Tết đoàn viên”, theo nhà văn Trung Sỹ: “Dường như cái gì đầy đủ quá cũng làm người ta lười biếng và mất đi xúc cảm, mà xúc cảm Tết chính là phong vị ngày Tết”. Ngày xưa kinh tế khó khăn, người ta nói “ăn Tết” chứ không phải là“chơi Tết”, và lo lắng cho việc ăn Tết khá vất vả. Chỉ Tết mới cóthểăn bánh chưng, gà, giò ê hề thì nay có thể ăn bất kể ngày nào, và Tết cũng không phải lo lắng chuẩn bị gì nhiều. Nhưng có lẽ vì vậy mà không khí chuẩn bị, sắm sửa cho Tết kém tấp nập hơn xưa. Không khí Tết, niềm vui đón Tết mỗi ngày lại suy giảm. Thế nên, cái mà hiện nay thiếu là không khí Tết chứ không phải đồăn, thức uống. Bởi vậy, có người than rằng: Tết ngày càng nhạt!

Tuy nhiên, Tết vẫn là thời điểm nhiều người mong chờtrong niềm hạnh phúc, mang theo nỗi nhớ quá khứ xa cũ và tràn đầy hy vọng cho những ngày sắp đến. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: “Tết từng thời, từng hoàn cảnh cónhững biến đổi khác đi. Trong chiến tranh, thiên tai, hoạn nạn... chúng ta cónhững cái Tết khác. Trong thời bình làm ăn buôn bán, Tết có những biểu hiện khác hơn. Tết phố thị khác với nông thôn, Tết du lịch khác với Tết hồi hương. Tết không cố chấp những ứng xử cứng nhắc. Song, tâm thức hướng về nguồn cội, kỳ vọng tương lai thì Tết luôn lưu giữ mãi mãi”.

Ngày nay, khi tối giản đã trở thành xu hướng thịnh hành thì có người cho rằng nên tối giản cảTết, bỏ đi những thủtục rườm rà để có thể thật sự tận hưởng những giá trị của Tết. Tối giản rồi thì Tết còn lại gì? Theo nhàvăn Nguyễn Quang Thiều, yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí mật lớn nhất của Tết là sự đoàn tụ: “Không có lễ hội nào trong một năm như Tết lại có khả năng kỳ diệu cho sự đoàn tụ gia đình, cho sựgắn kết những quan hệ xa lạ, cho sự hòa giải những bất hòa, cho sự tha thứ những lầm lạc... Bởi trong giờ phút thiêng liêng ấy, con người muốn rũ bỏ quá khứ phiền muộn, khổ đau và thất vọng để hướng về một tương lai tốt đẹp trong năm mới”. 

 ĐAN HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top