Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Singapore đối mặt với lừa đảo qua mạng

Thứ Hai 13/01/2020 | 11:49 GMT+7

VHO- Kể từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2019, nhiều nạn nhân của Singapore đã bị lừa đảo ít nhất 38 triệu đô la Singapore (tương đương với 28 triệu USD).

 Độ tuổi của các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng đang được trẻ hóa Ảnh: MEDIACORP

Số vụ lừa đảo cũng được báo cáo là gia tăng nhanh chóng. Trả lời phỏng vấn của truyền thông địa phương về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ K Shanmugam cho biết, các trường hợp người dân đổ tiền cho tài khoản giả mạo hoặc hacker đã tăng đột biến trong vòng ba năm trở lại đây.

Lợi dụng công nghệ

Giới chức nước này nhận định, có ba loại hình lừa đảo phổ biến nhất: Các đối tượng Trung Quốc mạo danh tin nhắn từ chính quyền, lừa đảo qua các nền tảng truyền thông xã hội và lừa đảo bằng các hình thức hỗ trợ thanh toán công nghệ (còn gọi là lừa đảo thương mại điện tử).

Theo ông Shanmugam, trong năm 2019, kể từ tháng 1 đến tháng 11, Singapore đã có 401 trường hợp mạo danh chính quyền từ các đối tượng Trung Quốc, tăng lên 188 vụ kể từ năm 2017. Bên cạnh đó, số tiền thiệt hại của các nạn nhân cũng chạm mức 18,8 triệu đô la Singapore, so với 12,8 triệu đô la Singapore vào năm 2017. Trong các vụ lừa đảo thời gian qua, thủ phạm thường giả dạng làm nhân viên chính thức của công ty chuyển phát nhanh, đại lý dịch vụ viễn thông hoặc quan chức từ cơ quan chính phủ Trung Quốc. Các nạn nhân thường nhận các cảnh báo đe dọa như: Số điện thoại họ đăng ký có liên quan đến hoạt động tội phạm; bưu kiện mang tên của nạn nhân chứa hàng hóa bất hợp pháp; có vụ án đang được tòa xử lý liên quan đến họ; hoặc nạn nhân có hành vi phạm pháp buộc phải hỗ trợ điều tra.

Hình thức lừa đảo mạo danh trên các nền tảng mạng xã hội tăng gần 10 lần, từ 71 trường hợp vào năm 2017 lên 672 trường hợp kể từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2019. Trong khi đó, số tiền các nạn nhân thất thoát cũng tăng từ 168.000 đô la Singapore lên mức 7,2 triệu đô la Singapore. Thông thường, các đối tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội sử dụng các tài khoản giả mạo hoặc đánh cắp tài khoản của người dùng khác, đóng giả làm bạn bè và thành viên gia đình các nạn nhân. Số vụ lừa đảo thông qua hỗ trợ thanh toán công nghệ cao cũng tăng lên đáng kể, từ 53 trường hợp (báo cáo trong năm 2017) lên tới 224 trường hợp trong 11 tháng đầu năm 2019. Số tiền thiệt hại tăng từ 36.000 đô la Singapore lên mức 12 triệu đô la Singapore.

Các đối tượng lừa đảo qua thanh toán điện tử hoặc hỗ trợ công nghệ thường mạo danh nhân viên của các công ty viễn thông hoặc nhân viên pháp chế, dụ dỗ nạn nhân cài đặt các phần mềm độc hại trên máy tính. Về phía giới chức nước này, các động thái được đưa ra sau khi Lực lượng Cảnh sát Singapore công bố thông tin về các vụ lừa đảo khác nhau trong năm ngoái. Kể từ tháng 1 đến tháng 9, người dân đã tốn ít nhất 32 triệu đô la Singapore vì lừa đảo qua email. Những tin tặc thường mạo danh đối tác kinh doanh hoặc nhân viên của nạn nhân.

“Con mồi” thường là người trẻ tuổi

Ông Shanmugam cho biết, những người trẻ tuổi có xu hướng trở thành “con mồi” của các đối tượng lừa đảo. Ông giải thích, trước đây, các nạn nhân của hình thức mạo danh chính quyền Trung Quốc từng ở mọi lứa tuổi. Trong năm nay, một nửa số nạn nhân dưới 30 tuổi. Đối với các vụ gian lận thông tin trên mạng xã hội, “con mồi” của các đối tượng thường ở độ tuổi từ 20 đến 40, chiếm 60% số vụ việc trong năm 2019.

Trong thống kê tội phạm mới nhất của năm 2019, lừa đảo là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tội phạm nói chung ở Singapore. Để nâng cao nhận thức của người dân, cảnh sát nước này đã làm việc với nhiều tổ chức khác nhau như Hội đồng Phòng chống Tội phạm Quốc gia và Ủy ban Cư dân. Ông Shanmugam khẳng định: “Tội phạm công nghệ cao thường xuyên thay đổi phương pháp để đánh lừa nạn nhân và lấy tiền cả họ. Không nguồn lực cảnh sát nào là đủ để đối phó với điều này. Chìa khóa để giải quyết vấn đề lừa đảo qua mạng là nâng cao nhận thức của công dân. Chúng ta nên học cách hoài nghi về những đề nghị và hứa hẹn qua mạng, chỉ giao dịch trên các nền tảng đáng tin cậy và hình thành thói quen tương tác với chính quyền sở tại”. Trước đó, vào tháng 8.2019, giới chức Singapore cho biết đã thành lập Trung tâm Chống lừa đảo mới, trực thuộc Bộ Thương mại với nỗ lực triệt phá các hoạt động lừa đảo công nghệ cao, giảm thiểu thiệt hại cho nạn nhân.

Truyền thông quốc tế nhận định, việc thành lập trung tâm mới được coi là kịp thời trong khi các vụ vi phạm pháp luật qua mạng, đặc biệt là thương mại điện tử, lừa đảo cho vay tiếp tục gia tăng. 

 MAI ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top