Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Viết tiếp bài Cụm di tích quốc gia lò gốm cổ Gò Sành (Bình Định) bị xâm phạm: Cơ quan quản lý di tích kêu “rất khó bảo vệ”

Thứ Hai 16/03/2020 | 10:44 GMT+7

VHO- Sau khi Văn Hóa có bài: “Cụm di tích quốc gia lò gốm cổ Gò Sành (Bình Định): Nếu không có bia giới thiệu, ai nghĩ đây là di tích?” (số 3382, ra ngày 11.3), nhiều ý kiến cho rằng cần có ngay biện pháp bảo vệ, tránh tình trạng di tích bị xâm hại nặng nề rồi mới can thiệp.


Trong khi đó, cơ quan quản lý di tích tỉnh Bình Định lại cho rằng, sẽ rất khó lấy lại khu vực bảo vệ di tích, bởi thiếu kinh phí thực hiện cho việc trùng tu, tôn tạo di tích. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Tĩnh, Phó Giám đốc Phụ trách Bảo tàng tỉnh Bình Định thừa nhận: “Quả thật, thời gian qua công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường, phát huy giá trị tại cụm di tích lò gốm cổ Gò Sành (lò Cây Quăng và lò Cây Mận) chưa thật sự được quan tâm. Thời điểm năm 2018, Ban Quản lý di tích cấp tỉnh (nay đã sáp nhập với Bảo tàng Bình Định) cho trùng tu bằng cách làm bia di tích, nhưng chúng tôi cũng không rõ nguồn vốn là bao nhiêu”.
Đặt câu hỏi, trong biên bản quy định khu vực bảo vệ cụm di tích quốc gia lò gốm cổ Gò Sành (khu vực 1 và 2) thể hiện rất rõ ràng, vậy hiện giờ Bảo tàng Bình Định có kế hoạch như thế nào đối với công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di tích? Ông Bùi Tĩnh nói rằng, nhà ở của dân đã có trước những năm giải phóng, đến nay vẫn không thỏa thuận được với các hộ ở đó. Vì thế chưa thể xác định khu vực bảo vệ đối với điểm di tích lò Cây Mận. Còn đối với điểm di tích lò Cây Quăng thì không phân định về phần cắm mốc di tích với vườn nhà dân, vì đang vướng về phần kinh phí. Không có kinh phí thì không thể lập dự toán mời các đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện xây dựng khuôn viên di tích, nói chi đến việc trùng tu, tôn tạo di tích. “Trước mắt chúng tôi sẽ làm việc với địa phương để ra thông báo cho người dân biết, đâu là khu vực bảo vệ bất khả xâm phạm, từ đó tránh tình trạng lấn chiếm đất di tích xây dựng nhà ở, chăn nuôi, gây phản cảm, bất bình trong dư luận”, ông Tĩnh cho hay. 
Trong khi đó, ông Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định (nay Bảo tàng Bình Định), hội viên Hội Khảo cổ học Việt Nam thẳng thắn chia sẻ: “Chúng ta đã công nhận di tích thì cần phải giữ và khoanh vùng bảo vệ di tích thật tốt. Nói rõ hơn, là phải có tường rào để phân biệt đất di tích với đất ở, trồng trọt của người dân. Không những vậy, cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo tồn di tích; phải thường xuyên kiểm tra và có ý kiến với địa phương khi di tích có dấu hiệu bị xâm hại. Có như vậy mới giữ được giá trị của di tích, trả lại đúng nghĩa của di sản”.
Ở góc độ địa phương, ông Trần Thanh Bình, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu vực Phụ Quang, phường Nhơn Hòa bộc bạch: “Tôi mong rằng, UBND thị xã An Nhơn cần có kiến nghị với Sở VHTT Bình Định trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tại cụm di tích này, từ đó góp phần chung cho công cuộc xây dựng một thị xã An Nhơn đô thị văn minh”.
Tổng diện tích bảo vệ khu vực 1 và 2 với khoảng 36.000m2 (trong đó chiều dài 300 mét, chiều rộng 120 mét). Thực trạng hiện nay tại khu vực bảo vệ di tích điểm di tích lò Cây Quăng và lò Cây Mận đang bị người dân chiếm dụng làm nơi chăn nuôi gia cầm, trở thành nơi chứa củi, điểm tập kết rác thải sinh hoạt. Nhiều ý kiến đề xuất từ các nhà nghiên cứu khảo cổ học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian rằng, nếu cứ dựa, trông chờ vào nguồn vốn kinh phí “rót” từ trên xuống thì sao Sở VHTT Bình Định, cụ thể là Bảo tàng Bình Định không lập ra một đề án bảo vệ và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia lò gốm cổ Gò Sành. Trong đó có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, với nhà trường phổ thông để có lực lượng trông coi, chăm sóc, phục vụ khai thác đưa du khách đến tham quan, nghiên cứu di tích. 
 Sẽ rất khó lấy lại khu vực bảo vệ cụm di tích quốc gia lò gốm cổ Gò Sành, vì thiếu một phần kinh phí thực hiện cho việc trùng tu, tôn tạo di tích? 

 PHAN HIẾU

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top