Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Chuẩn bị điều kiện đón khách quốc tế​​​​​​​: Sẵn sàng quảng bá Việt Nam như một "thiên đường an toàn"

Thứ Hai 15/06/2020 | 11:34 GMT+7

VHO- Cần sẵn sàng thực hiện một chương trình quảng bá định vị Việt Nam như một “thiên đường an toàn”. Đây là ý kiến được thống nhất tại cuộc họp giữa Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) với đại diện các Bộ, ngành liên quan vừa diễn ra tại Hà Nội để bàn về kế hoạch chuẩn bị điều kiện đón khách quốc tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.

 Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)…

 Tổng cục Du lịch họp với đại diện các Bộ, ngành về kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế

Sau khi thảo luận, đại diện các Bộ, ngành cũng đã thống nhất việc bảo đảm an toàn là yếu tố quan trọng khi xây dựng kế hoạch để mở cửa du lịch quốc tế. Trong đó, cần có các phương án cụ thể, những điều kiện cần chuẩn bị để đón khách vào, từ tiêu chí lựa chọn thị trường an toàn, thời điểm đón, điểm đến ở Việt Nam, tần suất chuyến bay và đặc biệt là quy trình kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh từ khi khách vào đến khi khách rời khỏi Việt Nam. Đại diện các Bộ, ngành cũng cho rằng cần lựa chọn thị trường có kết quả phòng, chống dịch hiệu quả tương tự như Việt Nam. Hiện nay trên thế giới cũng đã có một số thị trường trải qua hơn 30 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Đây là cơ sở để có thể nghiên cứu, đàm phán thiết lập hành lang an toàn đi lại giữa hai bên.

Tuy nhiên, cần xây dựng kế hoạch hết sức chặt chẽ và chủ động trong việc kiểm soát toàn bộ mọi chi tiết, mọi khâu trong quy trình đón và phục vụ khách, tăng cường ứng dụng công nghệ để kiểm soát tốt. Đồng thời phân định rõ công việc, trách nhiệm của mỗi bên tham gia vào quá trình đón khách. Trong khi diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang phức tạp thì đây là thời điểm phù hợp để xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện cho việc đón khách quốc tế, bảo đảm vừa thực hiện mục tiêu phòng chống dịch, vừa tái khởi động các hoạt động kinh tế, du lịch, giao thương quốc tế. Một số nước trên thế giới khống chế tốt dịch cũng đang lên kế hoạch mở cửa quốc tế trở lại. Vì thế, việc ngành Du lịch Việt Nam đi tiên phong trong quá trình mở cửa trở lại có ý nghĩa quan trọng, vừa quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn tới thị trường quốc tế, vừa tạo điều kiện tiếp tục tái khởi động các ngành, lĩnh vực khác của đất nước. Tuy vậy, việc mở lại thị trường du lịch quốc tế cần thực hiện từng bước, có kế hoạch cụ thể, hết sức thận trọng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho rằng đại diện các Bộ, ngành đã có những góp ý rất tích cực để xây dựng kế hoạch mở cửa du lịch quốc tế. Tinh thần chung là thí điểm từng bước theo lộ trình, từ ít tới nhiều, lấy việc đảm bảo an toàn cho người dân, xây dựng quy trình phòng ngừa chặt chẽ ngay từ khi khách vào đến lúc ra khỏi Việt Nam. Đồng thời, chuẩn bị tốt kế hoạch truyền thông điểm đến Việt Nam an toàn cho thị trường trong nước và quốc tế. Tổng cục Du lịch sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ VHTTDL trình Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 xem xét, chỉ đạo.

Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cũng vừa gửi thư tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp phục hồi du lịch hậu Covid-19, trong đó cho rằng việc mở cửa, kích cầu du lịch nội địa là rất cần thiết nhưng chưa đủ để giảm bớt những “đau đớn” mà ngành du lịch đã và đang phải hứng chịu khi chưa mở lại đối với thị trường du lịch quốc tế. Tất nhiên việc mở lại phải là những thị trường được đánh giá đã an toàn và có sự an tâm là những du khách đến từ những quốc gia đó không đem đến những rủi ro sức khỏe đối với người dân nước ta. TAB tin rằng sự an toàn và sức khỏe của người dân cần được cân đối, hài hòa với các lợi ích kinh tế.

Mặc dù việc mở cửa thị trường quốc tế là cần thiết nhưng TAB vẫn nhấn mạnh cần có một quy trình được đồng thuận và một bộ thủ tục mở cửa thị trường. Trong đó, một thủ tục có thể là thương thảo các thỏa thuận với từng nước và công việc triển khai thực hiện cụ thể. Bộ thủ tục mở lại thị trường gồm các tiêu chí: Mở lại các đường bay và bảo đảm chỉ được phép khai thác các chuyến bay thẳng (do vậy có thể cần thiết cho phép bay thuê chuyến (charter flight) đến các thị trường chưa có chuyến bay thường lệ); miễn visa du lịch; yêu cầu du khách nhập cảnh khai báo y tế và đo thân nhiệt; thỏa thuận về việc xét nghiệm xác suất Covid-19 đối với khách đến và thủ tục xét nghiệm; thỏa thuận về việc cài đặt ứng dụng theo dõi được phê duyệt trong thời gian ở Việt Nam; các biện pháp bảo đảm an toàn khác theo thỏa thuận trong các hoạt động du lịch an toàn; thực hiện các biện pháp đóng thị trường (nếu cần thiết) khi xuất hiện rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng.

Khi mở cửa với mỗi thị trường, Việt Nam cần chắc chắn thị trường đó đã đạt được những tiêu chí đáng tin cậy để bảo đảm an toàn cho người dân trong nước. Việt Nam cần đàm phán trước hết với các quốc gia châu Á, khu vực châu Đại Dương. Các tiêu chí như vậy sẽ đảm bảo mở cửa dần dần và cần thiết tiếp cận từng bước để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình sau một thời gian vì chúng ta chưa có tiền lệ với những khủng hoảng như thế này. Một giải pháp nữa được TAB đưa ra là xem xét và mời chào các khu nghỉ dưỡng trọn gói, biệt lập, an toàn, thỏa mãn các tiêu chí khai thác an toàn cho các nhóm du khách đến bằng các chuyến bay thuê chuyến, cho phép toàn nhóm được giới hạn không gian ở một địa điểm để loại bỏ rủi ro lây nhiễm cho cộng đồng. Liên quan đến bước đi trên, cần sẵn sàng thực hiện một chương trình quảng bá định vị Việt Nam như một “thiên đường an toàn” và nêu rõ những kỳ tích mà Việt Nam đã đạt được trong việc kiểm soát và chống lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. 

 PHƯƠNG HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top