Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Đề nghị đầu tư cho trụ cột ngành “kinh tế văn xã”

Thứ Hai 15/06/2020 | 11:54 GMT+7

VHO- Cuối tuần qua, Quốc hội đã dành hẳn một ngày để thảo luận nhiều vấn đề quan trọng về tình hình kinh tế - xã hội cũng như các giải pháp để khắc phục hậu quả, từng bước khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19. Tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã chỉ ra rằng, sở dĩ chúng ta chiến thắng đại dịch là nhờ sự đoàn kết, đồng lòng, đặc biệt dựa trên truyền thống văn hóa của dân tộc với tinh thần “đồng cam cộng khổ”, “tương thân tương ái”...



   Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội trường Ảnh: TR.HUẤN 

Vì thế, văn hóa vẫn là một trong những trụ cột cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, vun đắp để trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững. 
Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận hôm 13.6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu lên những con số ấn tượng: Việt Nam hiện có 330 ca nhiễm, chưa có ca tử vong, chỉ còn 10 ca đang điều trị. Việt Nam là một trong 30 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có người tử vong trong tổng số 214 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm. “Có thể nói rằng, cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của rất nhiều nước . Và có được thành công đó như Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, chúng ta có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có lực lượng đội ngũ thầy thuốc, lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, nhiều lực lượng chức năng khác. Nhưng đặc biệt là chúng ta có một nhân dân Việt Nam mà thế giới và nhiều bạn bè nói rằng rất tuyệt vời”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. 
Cũng theo Phó Thủ tướng, qua thời gian vừa rồi cho thấy rằng nhân dân Việt Nam, mỗi khi đất nước đứng trước những thử thách lớn thì lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cùng với những giá trị tốt đẹp nhất của hàng nghìn năm văn hiến lại được bùng lên và giúp chúng ta chiến thắng rất nhiều các cuộc chiến vệ quốc trước đây và bây giờ là cuộc chiến chống giặc Covid, như Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn rằng, tinh thần đó tiếp tục được khơi dậy, được nhân lên để chúng ta có thể tranh thủ được cơ hội kiểm soát tốt dịch bệnh trước nhiều nước trên thế giới. Chúng ta cũng tranh thủ thời cơ này để cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế ở trên tất cả các lĩnh vực. 
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội), việc đầu tư “kinh tế văn xã” là thực hiện mục tiêu kép. Giải thích về khái niệm “kinh tế văn xã”, đại biểu Hưng nêu rõ: “Tại các kỳ họp trước, nhiều lần tôi đã phát biểu ngành công nghiệp văn hóa cùng công nghiệp dược, công nghiệp y tế, kinh tế giáo dục, kinh tế thể thao, kinh tế du lịch, tôi tạm gọi chung là “kinh tế văn xã” là những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn, rất hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội, là bệ đỡ, động lực bền vững để đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2045. Tại kỳ họp hậu Covid-19 này, tôi đề cập tới “kinh tế văn xã” có thể là một khái niệm, cách gọi mới. Nhưng thực tế đây là một lĩnh vực mà nước ta có tiềm năng, thế mạnh rất lớn, có khả năng xã hội hóa cao, huy động được nguồn lực lớn của xã hội và của quốc tế, như việc huy động các nguồn lực trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua của ngành y tế, như việc xã hội hóa để làm sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa rồi”. 
Cũng theo đại biểu này, mặc dù “kinh tế văn xã” có vai trò quan trọng như vậy nhưng lâu nay chúng ta chưa đầu tư khai thác và phát huy được nhiều: “Đầu tư cho “kinh tế văn xã” là thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế và cũng thu được lợi ích kép, lợi ích về kinh tế, lợi ích về xã hội, an sinh. Điều lớn lao nữa là xây dựng được hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, trở thành một thương hiệu quốc gia đặc sắc, có giá trị vật chất đặc biệt và riêng có của Việt Nam. Do vậy, một lần nữa tôi kiên trì và thiết tha đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu lựa chọn đầu tư các ngành “kinh tế văn xã” là trụ cột, làm khâu đột phá để phát triển đất nước trong kế hoạch kinh tế - xã hội 10 năm tới và những năm tiếp theo”. 
Cho rằng chính sức mạnh văn hóa đã góp phần làm nên chiến thắng của nhân dân ta trước đại dịch Covid-19, đại biểu Hưng khẳng định chính văn hóa là nguồn lực chiến lược để phát triển đất nước ta trong thế kỷ XXI. “Phải chăng chính văn hóa đó, trên gương mẫu xung phong, nói đi đôi với làm, dưới một lòng tận tụy, không ngại gian khổ, khó khăn đã soi đường và dẫn chúng ta đến thành công. Dân tộc ta đã, đang và sẽ có một sức mạnh vô địch, đó là văn hóa. Khai thác và phát huy có hiệu quả tài nguyên vô giá này, không chỉ giúp dân tộc Việt Nam trường tồn mà còn giúp đất nước ta phát triển mạnh mẽ, không tụt hậu trong khu vực và trên thế giới”, đại biểu Hưng nhấn mạnh. 

Cũng tham gia phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đề nghị tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100, xử lý nghiêm hành vi uống rượu bia rồi tham gia giao thông; bảo vệ an ninh trật tự; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh nguồn nước; kịp thời khen thưởng, động viên các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác “chống dịch như chống giặc”; điều chỉnh lại chỉ tiêu phát triển do tác động của dịch bệnh; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm trong phát triển kinh tế xã hội; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh; khôi phục thị trường du lịch... 

 VÂN LINH 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top