Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Mô hình đọc và tặng sách miễn phí:  Mọi thứ chẳng dễ dàng...

Thứ Hai 22/06/2020 | 10:16 GMT+7

VHO- Để lan tỏa văn hóa đọc, nhiều đơn vị ở những thành phố lớn đã phát triển một số hình thức đọc và tặng sách miễn phí, được đánh giá cao về tính sáng tạo. Trong đó, có thể nhắc đến thư viện sách miễn phí D Free Book và “Cây ATM sách”…

 Bạn đọc được trải nghiệm công nghệ mới, những cuốn sách hay tại “ATM sách”

Tuy nhiên, dù được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành thói quen đọc sách nhưng những mô hình trên khi hoạt động lại đang gặp khá nhiều vướng mắc…

Người Việt Nam thuộc nhóm đọc ít sách nhất thế giới

Thư viện D Free Book được thành lập ban đầu với hơn 500 đầu sách, khoảng 1.000 cuốn, hoạt động theo hình thức ba không: không mất phí, không đặt cọc, không giới hạn thời gian mượn sách. Độc giả mượn sách không phải đăng ký trước, không cần giấy tờ tùy thân hay tiền đặt cọc, chỉ cần để lại số điện thoại rồi mang sách về. Sau hơn 3 năm hoạt động, đến nay D Free Book đã có được trên 5.000 cuốn ở 2 cơ sở (số 33 ngõ 67 Lê Thanh Nghị và số 2 ngõ Viện Máy, đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội); đạt khoảng 50.000 lượt mượn sách.

Một dự án đẹp khác nhằm phát triển văn hóa đọc là cây “ATM sách” do ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Hà Books) sáng lập. Ông cho biết: “Người Việt Nam thuộc nhóm đọc sách ít nhất thế giới. Vì vậy, việc tạo ra thói quen đọc sách trong cộng đồng là cực kỳ khó khăn. Để các hoạt động khuyến đọc mang lại hiệu quả, Thái Hà Books luôn nhấn mạnh tính sáng tạo, liên kết và tạo sức hút. Nhiều dự án đã được chúng tôi triển khai thành công như: Sách hóa nông thôn; Cuốn sách trên tường; Reading Tour; Reading Books Together… Trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, cây “ATM sách” được chúng tôi cho ra đời trên ý tưởng của cây “ATM gạo”.

Được biết, “ATM sách” hoạt động trên nguyên tắc máy bán hàng tự động, mặt hàng là sách miễn phí, được đặt tại Nhà sách Thái Hà (119 - C5, phố Tô Hiệu, Hà Nội). Mỗi người sẽ tùy ý lựa chọn ấn phẩm mình cần bằng cách nhấn số trên bảng hướng dẫn. Điều kiện duy nhất với người được tặng sách là cập nhật tên, địa chỉ, số điện thoại cá nhân để cây ATM quản lý đầu sách phát ra. Đảm bảo mỗi người chỉ lấy một cuốn sách/tuần.

Nhiều rủi ro đáng tiếc

Có thể thấy, với phương thức hoạt động của hai mô hình trên, người đọc đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn tri thức phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cả hai mô hình này lại gặp không ít khó khăn. Thậm chí, có cả vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra. Đơn cử, Thư viện sách miễn phí D Free Book bị mất trộm gần 1.000 cuốn sách tại cơ sở Lê Thanh Nghị trong thời gian giãn cách xã hội. Qua camera an ninh, phía D Free Book xác định kẻ lấy trộm chính là bạn đọc thường xuyên của thư viện, lợi dụng việc không ai trông coi thư viện nên đã lấy trộm sách. Người này trước đó đã từng đập khóa để lấy tiền quỹ của độc giả. Trên fanpage, Thư viện D Free Book viết: “Giờ phút này, chúng tớ không còn biết làm gì ngoài việc gửi lời xin lỗi đến bạn đọc vì đã làm các bạn thất vọng cũng như làm mất sách các bạn đóng góp cho Thư viện. Đã có suy nghĩ nên dừng lại hay tiếp tục, vì thực sự mọi thứ chẳng dễ dàng, chưa kể tiền thuê nhà cứ 3 tháng gần 20 triệu cho 2 cơ sở, rồi nhiều bạn đọc không giữ gìn, thậm chí không trả sách, tháng nào con số ấy cũng rơi vào 10-15%, chúng tớ đã rất buồn”.

Đối với cây “ATM sách” miễn phí, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Bắt đầu đi vào hoạt động, mô hình này đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của bạn đọc ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tại đây, mọi người được trải nghiệm công nghệ mới, tự chọn những cuốn sách mình yêu thích trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình hoạt động cũng gặp nhiều bất cập như xảy ra xô xát giữa các độc giả. Không những vậy, cây ATM sách đặt tại Nhà sách Thái Hà khá vướng, không thuận tiện cho người dân đến nhận sách. Sau một tháng hoạt động, chúng tôi buộc phải di chuyển sang địa điểm của công ty (Lô B2 Khu đấu giá 3 ha, Tổ 1 phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Ngoài ra, “ATM sách” chưa thể tự động hoàn toàn, nhiều khâu vẫn phải làm thủ công. Vì vậy, vẫn cần có người trông coi và bổ sung thêm sách trong khi Công ty chưa thể bố trí được nhân sự túc trực để làm điều này. Vấn đề khác tôi cũng như các thành viên của Thái Hà Books thường hay trăn trở, liệu sách đã đến đúng tay người yêu sách? Làm thế nào để mọi người mang sách về sẽ đọc sách, tránh lãng phí? Và việc đến cây ATM rút sách chỉ là tò mò hay đó là nhu cầu thực sự của bạn đọc?”.

Trước những khó khăn đó, ông Hùng cũng cho biết thêm, khi đưa cây ATM sách về đặt tại tầng 1 của Công ty, những người thực hiện đã kết hợp thêm các hình thức tặng sách khác nhằm thu hút bạn đọc. Trong thời gian tới, ông cùng các chuyên gia sẽ nghiên cứu và cải thiện để “ATM sách” hoạt động tốt hơn. Dự kiến, Thái Hà Books sẽ xây dựng 5 cây “ATM sách” ở một số địa điểm tại Hà Nội, TP. HCM, Tây Nguyên và miền Trung. 

 NGỌC NHIÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top