Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nhiều đối tượng chưa được hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng: Vì điều kiện quá chặt chẽ, và thiếu khả thi

Thứ Hai 22/06/2020 | 10:25 GMT+7

VHO- “Qua giám sát liên ngành với Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các cơ quan chức năng cho thấy, những đối tượng được hưởng trợ cấp là doanh nghiệp, người lao động có hợp đồng và không có hợp đồng được thực hiện rất ít, thậm chí có những tỉnh chưa thực hiện. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiết kế các điều kiện quá chặt chẽ…”, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó trưởng ban Chính sách KT-XH và thi đua khen thưởng (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết về việc triển khai gói Hỗ trợ 62 nghìn tỉ đồng của Chính phủ.

 Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi người lao động tại siêu thị 0 đồng được tổ chức để hỗ trợ người lao động Ảnh: DƯƠNG THẢO

 Hiện có rất nhiều người lao động tự do và công nhân, người lao động đang mong chờ được hưởng trợ cấp, tuy nhiên khi có những điều kiện kèm theo thì đã nảy sinh nhiều vướng mắc dẫn đến các cơ quan khó thực hiện việc giải ngân.

Chị Trần Thị Hiền, 43 tuổi, quê Nam Định, làm nghề thu gom phế liệu ở Hà Nội cho biết: “Gói hỗ trợ của Chính phủ thực sự là “cứu cánh” cho những người lao động tự do như tôi. Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn không biết liệu mình có được nhận những đồng tiền ấy hay không vì đã điền đơn hai lần, lần gần nhất vào cuối tháng 5 vừa qua nhưng vẫn chưa có kết quả”. Chủ nhà trọ cho biết chị sẽ cần về quê để nhận tiền, nhưng bà con ở quê thì bảo chỉ những người ở độ tuổi nào đó mới được nhận thôi. Chị Hiền than phiền: “Thủ tục quá phức tạp”.

Với người lao động trong doanh nghiệp, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND Hà Nội đã từng chỉ ra vướng mắc, rằng theo quy định người bị tạm hoãn hợp đồng, không hưởng lương muốn được hưởng trợ cấp phải có xác nhận làm việc trong doanh nghiệp không có doanh thu. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp duy trì sản xuất một bộ phận nhỏ nên lao động không được hưởng dù khó khăn. Ngoài ra, các lao động tạm hoãn hợp đồng lao động và nghỉ việc một tháng trở lên nhưng doanh nghiệp chưa kịp báo dừng đóng BHXH nên cũng khó khăn cho những đối tượng này để nhận hỗ trợ thất nghiệp. Cạnh đó, những doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội nhưng nhà máy đóng ở các tỉnh khác nên cũng gây khó cho cơ quan chức năng, chưa rõ đơn vị chi nhánh nhận hỗ trợ tại đâu…

Ở góc độ bảo vệ quyền lợi của người lao động, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó trưởng ban Chính sách KT-XH và thi đua khen thưởng (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho hay, trong 3 tháng đầu năm một số doanh nghiệp đã phải cho người lao động nghỉ và tình hình này sẽ tiếp tục còn kéo dài tiếp theo đến tháng 6. Còn lại, vẫn có một số doanh nghiệp duy trì được đơn hàng đã ký kết từ trước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dịch bệnh Covid-19 đang quay trở lại một số quốc gia trên thế giới nên trong những tháng tiếp theo, doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng khi các đơn hàng mất dần. Kéo theo đó là khả năng về việc làm, thu nhập của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Đã có tình trạng người lao động phải xếp hàng dài để được hưởng hỗ trợ thất nghiệp, tìm việc mới. Dự báo trong 3 tháng tới là đỉnh điểm của việc diễn ra tình trạng người lao động mất việc làm nhiều hơn. Và đây chính là thời điểm để doanh nghiệp phải thử sức, chống chọi.

“Qua giám sát liên ngành với Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các cơ quan chức năng, những đối tượng được hưởng trợ cấp là doanh nghiệp, người lao động có hợp đồng và không có hợp đồng được thực hiện rất ít, thậm chí có những tỉnh chưa thực hiện. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiết kế các điều kiện quá chặt chẽ, trong đó có những điều kiện có thể nói là không thể thực hiện được với các đối tượng thuộc diện được hưởng. Chúng tôi tập hợp những ý kiến từ địa phương, cơ sở, từ người lao động để kiến nghị với Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh nhằm đảm bảo tính khả thi, khi mà chúng ta đã dồn tâm sức dùng ngân sách 62 ngàn tỉ hỗ trợ người lao động thực sự khó khăn. Đồng thời, việc mở rộng các đối tượng hưởng trợ cấp cũng cần xem xét bổ sung”, ông Quang nói.

Trước khó khăn của người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản về việc đề xuất các cấp công đoàn từ Trung ương đến cấp tỉnh tập trung các hoạt động phong trào chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. Ở một phương diện khác, bắt đầu từ trung tuần tháng 6, mạng lưới Hành động vì Lao động di cư (M.net) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam triển khai Kênh phản hồi độc lập M-score về triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỉ đồng. Đây là công cụ để thu thập ý kiến phản hồi của người dân bằng cách điền thông tin vào phiếu khảo sát trên trang web hoặc gọi tới đường dây nóng, các ý kiến phản hồi sẽ được tổng hợp và gửi tới các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý nhằm thúc đẩy hiệu quả của gói hỗ trợ.

Cơ chế giám sát này sẽ quan tâm tới việc hỗ trợ cho bốn nhóm đối tượng đặc biệt bao gồm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, người nghèo, cận nghèo. Bà Nguyễn Thu Giang, Trưởng Ban điều hành M.net cho biết, “hằng tuần và hằng tháng, chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến và chuyển phản hồi của người dân về gói hỗ trợ tới chính quyền địa phương các cấp và số điện thoại đường dây nóng 111 của Bộ LĐ,TB&XH, để chính quyền địa phương và Bộ kịp thời đối chiếu, kiểm tra, phản hồi ý kiến của người dân, đồng thời đưa các điều chỉnh chính sách hay cách thức thực hiện, đảm bảo việc giải ngân được thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả”. 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top