Hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

VHO - Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 17.4, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

 Thường trực Uỷ ban cũng đồng ý với mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật tại Tờ trình số 119/TTr-CP ngày 29.3.2024 của Chính phủ. Việc sửa đổi Luật nhằm tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét - ảnh 1
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội khẳng định: “Thường trực Ủy ban nhận thấy, hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét. Các quy định của dự thảo Luật cơ bản thống nhất với 3 nhóm chính sách được Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

“Hồ sơ dự án Luật kèm theo 7 dự thảo Nghị định và 7 dự thảo Thông tư quy định chi tiết theo đúng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình tiếp thu, giải trình các nội dung, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các dự thảo văn bản quy định chi tiết để các văn bản hướng dẫn có hiệu lực đồng thời với Luật, bảo đảm chất lượng”, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị.

Hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét - ảnh 2
Toàn cảnh phiên họp

Đồng thời cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật. Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, như Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kết luận số 76-KL/TW ngày 4.6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chủ trương, đường lối tại các văn bản khác của Đảng.

Thường trực Ủy ban nhận thấy, hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét. Các quy định của dự thảo Luật cơ bản thống nhất với 3 nhóm chính sách được Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

 Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, đại diện Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục cho biết, dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp, cơ bản thống nhất với các quy định của hệ thống pháp luật.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục cũng góp ý vào một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật như giải thích từ ngữ; về sở hữu di sản văn hoá, chính sách của Nhà nước về di sản văn hoá,

Về các quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, Về xếp hạng bảo tàng, tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng, Về hợp tác công tư trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Về Quỹ bảo tồn di sản văn hóa…

Ý kiến bạn đọc