Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Cần xây dựng chiều sâu cho sản phẩm du lịch

Thứ Sáu 07/06/2019 | 09:30 GMT+7

VHO- Trong thời gian qua ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nổi bật nhất là đã xây dựng được hình ảnh Việt Nam như một điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới. Hình thành được hệ thống các công ty lữ hành có uy tín, dần cải thiện dịch vụ du lịch và hình thành nên các điểm tham quan du lịch có sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Chúng ta đã biết chú trọng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn góp phần kích cầu du lịch.

 Du khách nước ngoài xem triển lãm chuyên đề tại nhà tù Hoả Lò, Hà Nội Ảnh: XUÂN TRẦN

 Trong những năm qua, hoạt động khởi nghiệp gắn với du lịch tạo được sức lan tỏa, kích thích việc khai thác các giá trị tài nguyên bản địa, vừa góp phần hình thành nên các dịch vụ chất lượng, ấn tượng vừa tạo thêm các cơ hội việc làm cho thanh niên và phụ nữ.

Thành tựu lớn nhất là những thay đổi mới, phù hợp trong Luật Du lịch (sửa đổi) 2017 đã góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch, phần nào tăng cường kiểm soát được chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo được uy tín ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như vừa nêu thì ngành du lịch Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại. Đó là, hiện nay chúng ta chưa hình thành chuỗi giá trị du lịch, cộng đồng chưa thực sự hưởng thụ các lợi ích từ du lịch một cách hiệu quả nhất. Du lịch Việt Nam vẫn chưa sử dụng hiệu quả sức mạnh công nghệ để đáp ứng nhu cầu của du khách theo xu hướng cá nhân hóa trong việc lựa chọn dịch vụ du lịch hiện nay. Trong khi du lịch tạo được sức hút đầu tư nhưng cũng hình thành nên các “đại công trình” ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, cấu trúc đời sống xã hội ở một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam.

Có thể thấy hiện nay những sản phẩm du lịch, quà lưu niệm, đặc sản địa phương hướng đến việc phục vụ du khách dần được quan tâm xây dựng nhưng công nghệ đóng gói, chuyển tải thông điệp sản phẩm còn hạn chế. Nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có tay nghề còn chưa cao, vì thế chất lượng dịch vụ du lịch vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Một câu chuyện luôn luôn cũ nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa khắc phục được là sản phẩm du lịch tại một số vùng du lịch còn trùng lắp, chưa tạo được tính đặc trưng và tạo điểm nhấn của điểm đến, dẫn đến du khách có cảm giác nhàm chán và không có hứng thú để khám phá thêm sản phẩm du lịch tại các điểm đến khác. Ở một số địa phương, sản phẩm du lịch vào buổi tối còn hạn chế, ít ỏi, chưa tận dụng hết các giá trị tài nguyên của điểm đến để giữ chân du khách và kích thích chi tiêu. Bên cạnh đó, có thể thấy sức tải du lịch tại một số địa điểm chưa được kiểm soát tốt.

Trong thời gian tới ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân về kỳ vọng chung tay xây dựng “Việt Nam là quốc gia du lịch”. Trong đó có những công việc cần làm ngay như xây dựng chuỗi dịch vụ du lịch theo định hướng liên kết vùng và liên kết ngành, đặc biệt tập trung hơn nữa việc xây dựng chiều sâu cho sản phẩm du lịch gắn với lợi thế tài nguyên du lịch văn hóa.

Song song đó cần quản lý điểm đến từ cách tiếp cận xây dựng và nâng cao năng lực của cộng đồng hướng đến hình thành không gian điểm đến thân thiện. Bên cạnh đó cần thiết phải xây dựng cơ chế quản lý việc tiếp cận với tài nguyên chung để hài hòa lợi ích giữa cộng đồng tại chỗ với các nhà đầu tư và khai thác phát triển du lịch (vùng ven biển, sông, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…). Ngoài ra cần số hóa dữ liệu của điểm đến, sử dụng sức mạnh công nghệ hình thành nên chiến lược quảng bá truyền thông du lịch; hình thành các dịch vụ và sản phẩm du lịch theo xu hướng du lịch thông minh. 

PGS.TS NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top