Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Tiêu chí nào “gắn mác” cho truyện tranh?

Thứ Sáu 26/01/2018 | 13:33 GMT+7

VH-  Liên tiếp những cuốn truyện tranh bị dư luận phản ứng thời gian qua vì sử dụng hình ảnh, nội dung không phù hợp với các em thiếu nhi. Điều đáng nói là, việc thiếu tiêu chí chung trong việc phân định độ tuổi cho từng dòng truyện đang gây khó dễ cho cả người đọc và những người làm xuất bản.

 Dòng sách nuôi dưỡng tâm hồn

Nếu như ở phim điện ảnh đã có sự phân loại theo độ tuổi thì ở mảng xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất. Phần lớn vẫn là do các NXB tự phân loại và gắn mác đối tượng chứ chưa thực sự có sự phân định hay kiểm định một cách cụ thể. Điều này khiến cho thời gian qua, nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi nhưng lại sử dụng hình ảnh bạo lực và sexy không phù hợp với lứa tuổi. Câu hỏi đặt ra, chúng ta có nên đề ra quy chuẩn chung cho việc gắn mác lứa tuổi cho từng cuốn? Bởi truyện tranh không chỉ dành cho đối tượng độc giả nhí.

“Thị trường truyện tranh ngoài những cuốn dành cho thiếu nhi thì còn rất nhiều cuốn dành cho tuổi teen và trưởng thành. Trong đó rất nhiều cuốn sách được nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy, việc gắn mác và phân định độ tuổi cho từng cuốn truyện tranh là điều cần thiết. Bởi, có nhiều cuốn truyện tranh ở nước ngoài khi mua bản quyền về Việt Nam nếu không bị cắt xén, chỉnh sửa cho phù hợp thì sẽ bị phản ứng hoặc không được cấp phép. Điều này vô tình làm hạn chế sự sáng tạo của người họa sĩ. Chúng tôi rất mong có được tiêu chí chuẩn trong sự phân định độ tuổi vừa không vi phạm quy định lại không ảnh hưởng đến đối tượng độc giả”, họa sĩ Minh Tuấn chia sẻ.

Theo NXB Trẻ thông tin, phía NXB bắt đầu áp dụng bảng phân loại mới theo độ tuổi in ngay bìa truyện. Thay vì cách phân loại cũ T1 (thiếu nhi); T2 (tuổi teen); T3 (trưởng thành); How (truyện tranh truyền tải kiến thức)…

Một tín hiệu vui đối với những người làm xuất bản và các họa sĩ truyện tranh. Bộ TTTT cũng mới ra thông tư 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ, nội dung, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo điện tử và xuất bản phẩm. Thông tư này quy định với các loại xuất bản phẩm dành cho trẻ em phải ghi rõ đối tượng phục vụ ở bìa 4 và trang tên sách theo các lứa tuổi: dưới 6 tuổi; 6-10 tuổi; 11 đến dưới 16 tuổi.

Trên thực tế thời gian qua, các NXB vẫn phải tự mày mò và dán nhãn cho sản phẩm của mình. Để nằm trong vùng an toàn thì không ít các xuất bản phẩm đã được chỉnh sửa, cắt gọt… cho vừa với lứa tuổi thiếu nhi. Điều này gây bất lợi không chỉ đối với những họa sĩ sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu hưởng thụ của người đọc.

 ​Truyện tranh thực ra là một thể loại chứ không dành cho một đối tượng duy nhất là thiếu nhi. Cũng giống như truyện dài, truyện ngắn và tiểu thuyết, truyện tranh cũng dành cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Điều quan trọng nhất là NXB phân định độ tuổi và người đọc tìm đúng thể loại dành cho mình.

(Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ)

Mai Linh

 

 

 

Print
Tags:

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top