Người cao tuổi dưới góc nhìn “già hóa tích cực”

VH- Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Năm 2017, số người cao tuổi Việt Nam chiếm 11,9% tổng dân số, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 20%.

Tại Tọa đàm “Thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam- Con đường phía trước” nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 2018 do Bộ LĐ,TB&XH, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức, các đại biểu đều khẳng định rằng, người đã về hưu hay đang làm việc đều có những giá trị như nhau trong cuộc sống. Thực tế, phần lớn người cao tuổi vẫn đang tràn đầy tinh thần làm việc, năng động, tích cực và mong muốn vẫn được đóng góp một cách có ý nghĩa cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Cần phải thiết kế các chính sách để thúc đẩy quyền của người cao tuổi và bảo đảm người cao tuổi được tham gia một cách đầy đủ để xóa bỏ nếp nghĩ rằng người cao tuổi là gánh nặng, thụ động và phụ thuộc. Phân biệt tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân cản trở việc “già hóa tích cực”.

T.LAM

Ý kiến bạn đọc