Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Kon Tum: Nâng tầm giá trị “Quốc bảo”- Sâm Ngọc Linh Việt Nam

Chủ Nhật 16/12/2018 | 16:41 GMT+7

Từng được xem là đã “tuyệt chủng”, nhưng với sự chung tay của cộng đồng, chính quyền, Sâm Ngọc Linh ngày nay đã trở thành “Quốc Bảo” và giống sâm số 1 thế giới này đang tạo công việc, thu nhập cho hàng trăm hộ dân vùng khó tỉnh Kon Tum.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh

Từ cây “rau thần”...

Được nghe nhiều người kể về “cây rau” thần có sức mạnh cứu người, cây chỉ sống trên dãy núi Ngọc Linh (thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quãng Nam) nơi có độ cao 2.200m so với mực nước biển. Giống cây được đồng bào tại chỗ xem như “thần linh” có thời điểm bị khai thác, đào bới đến nguy cơ tận diệt. Để bảo vệ giống cây, những người sinh sống nơi đây truyền tai nhau những câu chuyện linh thiêng, hễ ai lên ngọn núi này nếu không được  Yàng chỉ lối sẽ không tìm được lối về, hay bị bầy cọp canh giữ cây sâm thần ăn thịt...

Trong dịp tình cờ, chúng tôi được chính người tiên phong đứng ra bỏ tiền, bỏ sức thành lập Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum mời thăm và chỉ dẫn tường tận về “vườn rau” thần kỳ ngay trên đỉnh núi quanh năm bao phủ.

Cách TP. Kon Tum chừng 100km, chúng tôi bắt đầu hành trình lên đỉnh núi Ngọc Linh nơi vườn sâm quý đang được hàng trăm công nhân ngày đêm chăm sóc. Thay vì như trước phải lội bộ hơn 4 giờ đồng hồ, bò qua những con dốc dựng đứng, trơn trượt, có khi không thể lên được vì mưa lớn, thì nay con đường đã được sửa sang, những chuyến xe có thể vượt dốc lên đến tận khu vực vườn sâm quý hiếm.

Tại đây, dưới tán cây rừng nguyên sinh cao chót vót quanh khu vực rộng lớn trên 450ha, phóng theo tầm mắt là vô số những luống sâm được che phủ rất tỉ mỉ. Trong lúc ngỡ ngàng của người lần đầu đặt chân đến đỉnh núi, chúng tôi được chính ông Trần Hoàn- người có công phục hồi, bảo tồn nguồn gen quý hiếm cho giống sâm cho biết: Tất cả những luống cây này chính là cây Sâm Ngọc Linh con từ 1 năm tuổi đến hàng chục năm đang được trồng, chăm sóc và nhân giống dưới tán cây rừng xanh tốt. Nếu không nhờ cây rừng bảo vệ, che chở thì cây sâm có lẽ cũng đã tuyệt chủng từ lâu.

Càng đi sâu vào  khu rừng già, vượt qua nhiều đồi dốc chúng tôi mới thấy được công sức mà người chủ và cộng đồng dân cư nơi đây bỏ ra trong suốt hàng chục năm qua để gìn giữ và bảo tồn giống cây vốn đã đứng bên bờ vực cạn kiệt bởi sự truy lùng, đào bới theo cách tận diệt của vô số người tìm đến.

Trong hành trình đến với vườn Sâm Ngọc Linh, chúng tôi nghe được nhiều người kháo với nhau rằng, trước kia cả trăm năm về trước, không ai biết đó là giống sâm quý hiếm, mà chỉ biết chính người dân địa phương, khi đau ốm, hay bệnh tật đều tìm đến đỉnh núi tìm, đào lấy củ, hái cả lá đưa về làng cho người bệnh dùng và người bệnh dần khỏe và có sức mạnh phi thường. Thời điểm này, cây sâm được người dân coi như cây rau có phép thần, cay mọc khắp ngọn núi, chỉ cần leo lên đỉnh vào rừng sâu là thấy vô vàn. Giống cây dễ nhận biết với lá 5 cánh, cho hạt màu đỏ lúc chín, củ sâm mỗi năm thay lá 1 lần và mọc thêm đốt mới khi mùa xuân về.

Nói việc bảo tồn, phát triển cây sâm, Ông Trần Hoàn- Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum, cho biết: Sau khi học xong ngành nông nghiệp, không biết sẽ làm gì, khoảng những năm 1990 khi đến với vùng đất Tây Nguyên, tôi và anh em biết và tìm đến vùng núi Ngọc Linh để mua và ra sức gây trồng, nhân giống theo cách mà mình được học. Qua thời gian, quy trình nhân giống sâm bằng hạt từ cây đầu mầm và gieo ươm, chăm sóc giống sâm Ngọc Linh đến nay có được quy trình chuẩn.

Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum bên vườn cây do Thủ tường Nguyễn Xuân Phúc trồng

Từ kết quả đạt được, năm 2010, UBND tỉnh Kon Tum đã chấp thuận cho công ty trồng cây dược liệu và sâm Ngọc Linh dưới tán rừng kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với diện tích 5.000 ha. Tới nay, công ty đã trồng được hơn 400 ha, tạo công ăn việc làm ổn định cho 300 hộ dân nghèo tại huyện Tu Mơ Rông- ông Hoàn nói.

Ngoài việc tạo công ăn, việc làm ổn định cùng với mức lương cao, phía công ty có cơ chế liên kết giữa các hộ dân để nhận hơn 50.000 cây giống, vật liệu cho việc trồng, phát triển giống sâm quý trên quỹ đất của công ty, đến thời điểm thu hoạch, người dân sẽ hưởng 100% giá trị sản phẩm.

Trước giá trị cao của cây sâm, ngoài thị trường xuất hiện nhiều giống sâm giả khiến cho công tác quản lý cây sâm nguyên bản trở nên khó khăn. Ông Trần Hoàn, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, cho biết: hiện công ty vẫn chưa bán sản phẩm nào ra thị trường mà đang tập trung nhân giống mở rộng diện tích. Việc sâm Ngọc Linh bị làm giả là do giá trị kinh tế cao, do vậy có người đã sử dụng hạt giống, củ có hình dạng giống với sâm Ngọc Linh bắt nguồn từ Trung Quốc đưa vào các tỉnh Kon Tum và Quảng Nam bán cho người dân. Điều nguy hiểm nhất với cây Sâm Ngọc Linh là việc người dân mua giống sâm không rõ nguồn gốc rồi đưa lên núi Ngọc Linh để trồng sẽ dẫn đến cây sâm Ngoc Linh gốc bị lai tạp, dần dần sẽ mất nguồn gen đặc hữu của sâm Ngọc Linh.

Vườn cây được bảo vệ nghiệm ngặt, tránh xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài

Trở thành “Quốc Bảo”   

Sau hàng chục năm lặn lội, mày mò tìm cách bảo tồn, phát triển giống sâm quý của cả nước, ngày 5-9-2018, tại huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Kon Tum tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã tham dự.

Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “Tôi tặng sâm Ngọc Linh chữ: Quốc bảo của Việt Nam. Quốc bảo gắn liền quốc kế dân sinh. Sâm Ngọc Linh phải thành nguồn thu ngân sách, công ăn việc làm, ấm no thịnh vượng”.

Thủ tướng cũng cho rằng, đã đến lúc Kon Tum nên phát triển ngành trồng sâm Ngọc Linh lên một tầm cao mới; không phải chỉ bảo tồn gen, mà phải chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. "Mục tiêu không phải là một vài chục tỷ đồng sau mỗi phiên chợ mà phải tiến tới mục tiêu tỷ USD giá trị sản xuất và xuất khẩu trong những thập niên tới"- Thủ tướng đề nghị.

Trong khuôn khổ làm việc, các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đã trao đổi, ký kết hợp tác với tỉnh Kon Tum nhằm đầu tư vào nguồn dược liệu sâm Ngọc Linh.

Và, thực hiện dân sinh

Thực hiện theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại buổi làm việc về phát triển Sâm Ngọc Linh và công nhận giống Sâm là Quốc bảo của Việt Nam. Vừa qua, tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum phối hợp với chính quyền hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk G’lei (tỉnh Kon Tum) tổ chức lễ trao tặng 46.500 cây giống gốc sâm Ngọc Linh cho người dân 7 xã có chứng nhận chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh, gồm: Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Na (Huyện Tu Mơ Rông) và xã Mường Hoong, Ngọc Linh, xã Xốp (huyện Đăk G’lêi).

Ông Trần Hoàn- TGĐ CTHĐ Cty CP Sâm Ngọc Linh (áo trắng) giới thiệu và nói về quá trình phát triển cây dược liệu quý

Cây sâm giống được cấp đợt này đã được trồng 1 năm tuổi, mỗi cây có giá khoảng 300.000 đồng và tổng giá trị đợt cấp miễn phí khoảng 14 tỷ đồng. Lễ tặng sâm giống Ngọc Linh sẽ giúp nhiều hộ người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có cơ hội đầu tư, mở rộng diện tích trồng sâm vươn lên làm giàu.

Mong muốn to lớn nhất từ phía nhà đầu tư chính là việc cây sâm Ngọc Linh được nhân rộng và bảo tồn giống sâm gốc. Đây cũng là cây xóa đói giảm nghèo, giúp bà con các xã khu vực núi Ngọc Linh có được sinh kế hiệu quả, vươn lên làm giàu. Gắn từ “Quốc bảo” với “quốc kế dân sinh”, giúp người dân bản địa phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đưa sản phẩm sâm Việt Nam sớm ra thị trường thế giới.

Hiện nay tại tỉnh Kon Tum đã trồng được trên gần 500 ha sâm Ngọc Linh (trong đó, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum trên 450ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô 15ha). Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã thực hiện liên kết với hàng trăm hộ dân quanh khu vực núi Ngọc Linh vừa trồng sâm, vừa nhận khoán bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định.

Ngoài ra, tỉnh Kon Tum còn cấp phép cho 6 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho: Công ty CP Solavina, Công ty TNHH Thái Hòa, Công ty CP Vingin, Công ty TNHH ADC, Công ty CP Nước giải khát Ngọc Linh và Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum.

Cùng với việc ra sức bảo tồn, phát triển giống cây đặc hữu, nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, tạo công việc, thu nhập ổn định cho người dân trong vùng; hiện phía Công ty CP Sân Ngọc Linh Kon Tum đã cho ra mắt nhiều sản phẩm có giá trị cao như trà lá sâm, dịch chiết sâm, rượu sâm. Tương lai không xa, cây sâm sẽ phát triển mạnh, màng lại nguồn lợi kinh tế cao cho nhân dân trong việc bào chế, sản xuất sản phẩm chiết xuất từ cây “rau thần”.

NGUYỄN GIÁC-XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top