Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Thiếu vi chất dinh dưỡng không thể thay đổi thể trạng người Việt

Thứ Bảy 29/12/2018 | 21:03 GMT+7

VHO-Việt Nam đang nằm trong danh sách 19 quốc gia trên thế giới có tình trạng thiếu i - ốt tồi tệ nhất thế giới. Do đó, việc các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đề xuất Chính phủ bãi bỏ các quy định liên quan đến sử dụng muối có chứa i - ốt trong chế biến thực phẩm đã dấy lên lo ngại về việc thiếu vi chất dinh dưỡng cho người dân. 

Thiếu vi chất dinh dưỡng - đe dọa thể trạng người Việt
Ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay người dân đã nhận thức rõ hơn về vai trò của sáu vi chất dinh dưỡng gồm vitamin A, sắt, kẽm, vitamin D và canxi, và i-ốt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Có những vi chất tự tổng hợp được, nhưng có vi chất không tự tổng hợp được, nên phải bổ sung, trong đó có I -ốt. “Nếu không giải quyết được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng thì không thể thay đổi được thể trạng người Việt”, ông Tuyên nhấn mạnh. 

Tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em thành thị đang có xu hướng gia tăng so với trẻ ở khu vực miền núi

Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 – 2014 cho thấy tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khoảng 60%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua, so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về thanh toán tình trạng thiếu iốt mà chúng ta đã đạt được năm 2005 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 -10 tuổi  dưới 5% và tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên 90%. Một nghịch lý nữa là, hiện nay tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em thành thị có xu hướng gia tăng hơn so với trẻ ở vùng sâu vùng xa.
Bà Trần Khánh Vân (Khoa Vi chất dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng) cho biết, thiếu sắt, i- ốt, vitamin A, Kẽm, axit folic, hay thiếu đa vi chất vẫn là vấn đề dinh dưỡng chính của Việt Nam, là nguyên nhân gây nên thể trạng suy dinh dưỡng thấp còi, giảm chức năng nhận thức ở trẻ, tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống thấp. Theo Điều tra dinh dưỡng, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi; cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ thấp còi. Điều này dẫn đến nguy cơ thấp khi đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) - chỉ cao khoảng 158cm so với 170cm ở trẻ phát triển tốt. “Suy dinh dưỡng thể thấp còi còn làm giảm năng suất lao động khi đến tuổi trưởng thành; mỗi 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn tồn tại, có thể gây thiệt hại hơn 20 triệu USD/năm. Ngoài ra, để bổ sung, chỉ tính riêng tiền mua vi chất cho bà mẹ, trẻ em cần 6,24 triệu USD cho 20 tỉnh ưu tiên ”, bà Vân cho hay.  

Chiểu cao thanh niên Việt Nam đứng cuối danh sách (Nguồn: Viện Dinh dưỡng)

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam có mục tiêu phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 mg/dl… Để đạt được mục tiêu, hành động của Chính phủ và các cơ quan liên quan là bổ sung thực phẩm, đa dạng dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày; tăng cường vi chất vào thực phẩm; truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân…
Cần có hành lang pháp lý để vi chất dinh dưỡng được tăng cường
Chính phủ đã ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm yêu cầu bắt buộc phải bổ sung vitamin A, sắt, i - ốt và kẽm vào muối, bột mì và dầu thực vật nhập khẩu và sản xuất tại Việt Nam – những thực phẩm mà người Việt sử dụng nhiều. Mục tiêu của Nghị định là nhằm giải quyết sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất đã tồn tại dai dẳng ở Việt Nam- một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, cũng như làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp lại đang đề nghị Chính phủ bãi bỏ quy định bắt buộc đưa i-ốt vào gia vị chế biến, hoặc sử dụng nguyên liệu có chứa i-ốt vì cho rằng điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải tăng tiền đầu tư công nghệ, máy móc, làm tăng giá thành sản phẩm và giảm tính cạnh tranh của hàng hoá.

Nên lựa chọn gia vị, thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng như i - ốt, kẽm, vitamin A

để dùng trong các bữa ăn gia đình

Thực tế, không chỉ có Việt Nam mà 85 quốc gia trên thế giới đã có quy định bắt buộc phải bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột mì; trong đó 100% các quốc gia này yêu cầu phải bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột mì được sử dụng trong chế biến thực phẩm. 109 quốc gia hiện đã có quy định bắt buộc phải bổ sung vi chất dinh dưỡng vào muối; trong đó 88% (tương đương với 96 quốc gia) yêu cầu phải bổ sung vi chất dinh dưỡng vào muối dành cho chế biến thực phẩm. Các nghiên cứu khẳng định, thực phẩm  đã được bổ sung vi chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến sẽ góp phần tăng đáng kể hàm lượng dinh dưỡng được hấp thụ, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
“Theo báo cáo của mạng lưới i-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i - ốt tồi tệ nhất thế giới. Trong số 130 quốc gia quy định bắt buộc bổ sung i-ốt muối thì có 69 quốc gia yêu cầu sử dụng muối i-ốt cho thực phẩm chế biến. Vậy thì không có lý gì Việt Nam lại bãi bỏ quy định này. Tăng cường vi chất vào thực phẩm thì có giá thành thấp, nhưng mang lại lợi ích lớn. Nhà nước không phải chi phí để mua vi chất hay thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng cho người dân mà chỉ cần xây dựng chính sách để quy định bắt buộc một số thực phẩm hải tăng cường vi chất dinh dưỡng. Còn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc đảm bảo lợi ích của người dân, ảnh hưởng đến thể trạng lâu dài của người Việt Nam. Do đó cần có hành lang pháp lý để vi chất dinh dưỡng được tăng cường”, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lê Danh Tuyên, chi phí cho các biện pháp tăng cường vi chất dinh dưỡng bao gồm đa dạng hoá bữa ăn, bổ sung đường uống và tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm lần lượt là 1.148 USD 1 người/năm; 11,4 USD 1 người/năm; 0,06USD người/năm. Điều này cho thấy, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm với chi phí thấp, có thể sử dụng hằng ngày là một giải pháp thuận tiện, dễ đạt độ bao phủ, bền vững và có hiệu quả cao. 
 

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top