Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sau vụ cháy Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông: Nồng độ thuỷ ngân nhiều nơi vượt ngưỡng

Thứ Tư 04/09/2019 | 20:42 GMT+7

VHO- Ngày 4.9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân  đã thông tin về kết quả quan trắc, đánh giá môi trường xung quanh Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) sau vụ cháy ngày 28.8. Theo đó, nhiều khu vực trong và xung quanh Công ty có nồng độ thuỷ ngân vượt ngưỡng cho phép.

Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành để trả lời những vấn đề dư luận quan tâm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ nội dung Phiên họp Chính phủ thường kỳ  mở đầu buổi họp báo

Liên quan đến môi trường sau vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, theo báo cáo của Công ty thì lượng thuỷ ngân bị phát tán là 15,1kg, nhưng theo số liệu của các nhà khoa học, thì khối thuỷ ngân bị phát tán khoảng 27,2 kg. Qua kiểm tra, tủ bảo quản chứa almagam được giữ nguyên nên lượng thuỷ ngân bị phát tàn nằm trong bóng đèn đã cháy, với khối lượng từ 15,1 – 27,2 kg. 
Tổng hợp kết quả lấy mẫu quan trắc, phân tích, đánh giá về chất lượng môi trường không khí, nước, đất, chất thải rắn (tro xỉ sau khi cháy) của Sở TN&MT TP Hà Nội, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường) từ ngày 30.8 đến ngày 1.9 cho thấy hiện trạng môi trường sau sự cố cháy nổ của Công ty cho thấy: 
Khi so sánh giá trị nồng độ thủy ngân với các QCVN hiện hành về môi trường theo quy chuẩn của Việt Nam cho thấy: Có 01/12 mẫu nước mặt có giá trị thuỷ ngân (Hg) vượt QCVN 08-MT:2015 1,3 lần tại điểm quan trắc trên sông Tô Lịch, cách cống xả gom nước thải của Công ty ngõ 320 Khương Đình 1,5km; 1/8 mẫu nước thải có giá trị Hg vượt QCVN 40:2011/BTNMT 2,76 lần tại điểm quan trắc hố ga cạnh xưởng led trong Công ty; 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy có giá trị Hg vượt QCVN 43:2017/BTNMT. Điểm quan trắc tại sông Tô Lịch, cách cống xả gom nước thải của Công ty ngõ 320 Khương Đình 1km có giá trị Hg cao nhất, vượt QCVN 43:2017/BTNMT 6,1 lần; 1/6 mẫu không khí có giá trị Hg vượt QCVN 06:2009/BTNMT 1,02 lần tại điểm quan trắc trong khuôn viên nhà kho bị cháy của Công ty.
Tổng cục Môi trường đã bố trí bốn vị trí lấy mẫu hấp phụ Hg (bằng bẫy vàng theo công nghệ của Nhật Bản) theo hướng phát tán của dòng khí tại vị trí hàng rào của kho sản phẩm bị cháy, tại khoảng cách 200 m, 500 m và 1.000 m tính từ hàng rào kho sản phẩm bị cháy. Khi so sánh với các tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO và châu Âu, ATSDR Mỹ, Canada kết quả cho thấy: Trong khoảng từ hàng rào đến khoảng cách 200 m, các mẫu hấp phụ thủy ngân đều có giá trị nằm trong ngưỡng khuyến cáo của WHO và Châu Âu (ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người tại khu vực đô thị). Các điểm quan trắc không khí trong khuôn viên Công ty phía trước khu cháy (trạm ôxy) và trong nhà kho bị cháy có giá trị Hg trong môi trường không khí cao vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO và ATSDR-Mỹ từ 10 đến 30 lần (ngưỡng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người).

Thứ trưởng Bộ TN&MT trả lời tại buổi họp báo

Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có giá trị Hg nằm ngoài khoảng khuyến cáo của WHO ảnh hưởng đến sức khỏe con người đó là điểm NM-HĐ 02 (Hồ Hạ Đình) và điểm TL 05 (Sông Tô Lịch tại điểm cách ngõ 320 Khương Đình 1,5 km về phía hạ lưu); nồng độ Hg quan trắc được trong môi trường đất tại các vị trí quan trắc đều không vượt quá ngưỡng có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người theo khuyến cáo của Canada, những mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa, của Công ty có hàm lượng Hg cao hơn các vị trí khác.
“Từ kết quả quan trắc phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh sau sự cố so sánh với khuyến cáo của WHO và châu Âu cho thấy phạm vi vùng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân trong khoảng bán kính 500m tính từ hàng rào của kho sản phẩm bị cháy ra xung quanh. Để xử lý và kiểm soát tốt vấn đề môi trường sau sự cố cháy nổ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân, Bộ TN&MT đã trao đổi, thống nhất với UBND TP Hà Nội, các Bộ, ngành và Công ty tiếp tục triển khai các biện pháp xử lý trước mắt”, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho hay.
Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông khẩn trương thực hiện các biện pháp cô lập khu vực bị cháy, che chắn hăng mái tôn, phủ bạt tại khu vực bị cháy để tránh nước mưa và không để hơi Hg tiếp tục phát tán ra môi trường đối với chất tàn dư sau vụ cháy, tiến hành thu gom, lưu giữ tạm thời trong các container để tiến hành xử lý theo quy định; phối hợp với các đơn vị có năng lực (như Bộ Tư lệnh Hóa học, Bộ Quốc phòng) để tiến hành tẩy độc khu vực bị cháy.Tiếp tục thống kê chính xác số lượng hàng hoá, nguyên liệu vật liệu sử dụng và bị cháy nổ, đặc biệt là việc sử dụng Hg lỏng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang, báo cáo các cơ quan chức năng để tính toán chính xác lượng Hg phát toán ra môi trường. Tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho cán bộ, công nhân và người lao động của Công ty.
UBND TP Hà Nội đôn đốc, hướng dẫn, giám sát Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông thực hiện các biện pháp cô lập, cách ly khu vục nhà kho bị cháy theo đúng phương án  phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng, phê duyệt, hướng dẫn Công ty thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý tàn dư của vụ cháy (vật liệu, phế liệu, phế thải, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại) theo đúng quy định về quản lý chất thải khuyến cáo người dân trong vùng bán kính cách hàng rào nhà kho cháy đến 500m áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa phơi nhiễm, bảo vệ sức khỏe, tổ chức chế độ theo dõi sức khỏe thường xuyên và định kỳ.
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường cung cấp thông tin chính thức cho người dân và cộng đồng về các nội dung liên quan đến sự cố cháy nổ; Tiếp tục theo dõi, quan trắc diễn biến chất lượng môi trường tại khu vực để giảm thiểu rủi ro môi trường và sức khoẻ cộng đồng đến khi toàn bộ khu vực cháy nổ được thu gom, dọn dẹp hoàn thành.
TP Hà Nội cần có kế hoạch, tạo điều kiện để di dời toàn bộ hoạt động của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng động nói riêng và các nhà máy sản xuất có sử dụng hoá chất độc hại có nguy cơ cháy nổ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô, xa khu dân cư.
Bộ Công thương rà soát, xác minh các thông tin, số liệu về nhập khẩu và sử dụng hoá chất, Hg của Công ty, công bố chính thức hàm lượng Hg có trong các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn compact của Công ty để có căn cứ đánh giá khối lượng kim loại nặng, khối lượng Hg  phát tán ra môi trường và mức độ ô nhiễm hoá chất do sự cố gây ra.
Bộ Y tế đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng, mức độ ô nhiễm hoá chất ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân; công bố thông tin về kết quả kiểm tra nhiễm độc hoá chất đối với cán bộ, chiến sỹ PCCC và người dân bị ảnh hưởng. Phối hợp với TP Hà Nội để xây dựng chương trình theo dõi, khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với người dân sinh sống trong phạm vi bán kính 500m tính từ hàng rào của Công ty.
Bộ TN&MT tiếp tục hỗ trợ TP Hà Nội thực hiện khảo sát, đánh giá phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường để đưa ra các yêu cầu về thu gom, xử lý các loại chất thải nguy hại (nhiễm Hg) phát sinh do vụ cháy; hướng dẫn Công ty lập phương án xử lý, cải tạo khu vực bị ở nhiễm tồn lưu Hg (nêu có); tiếp tục tổ chức quan trắc một số đợt để đánh giá khả năng phát  tán bay hơi của thủy ngân trong môi trường không khí xung quanh khi trời nắng.
Viện Hàn lâm Khoa học - công nghệ Việt Nam mời các chuyên gia Nhật Bản tham gia phối hợp với Tổng cục Môi trường thiết lập mô hình giảm sát ổ nhiễm môi trường, quan trắc online về Hg trong khu vực nhằm kiểm soát những tồn dư của Hg sau sự cố có ảnh hưởng, tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Trước đó, ngày 30.8 Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng đã tiếp nhận, khám, tư vấn cho các nạn nhân bao gồm những người đã tiếp cận (phơi nhiễm) với Hg. Hoạt động này được thực hiện liên tục trong tất cả các ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2.9 vừa qua. Cho đến nay, 100 người đã được làm xét nghiệm thủy ngân máu và một số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo một số xét nghiệm khác: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO).

Xét nghiệm thủy ngân máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đã có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép). 

Đồng thời, Bệnh viện tiếp tục duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, phối hợp trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các trường hợp theo dõi, nghi ngờ ngộ độc phức tạp.

Ngày 4.9 Bệnh viện Bạch Mai đã có báo cáo bằng văn bản toàn bộ các hoạt động triển khai của bệnh viện có liên quan đến công tác này đến Cục Quản lý Khám chữa bệnh; Cục Quản lý môi trường Y tế.

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top