Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tăng gia sản xuất để “tăng lực” cho học sinh

Thứ Sáu 29/11/2019 | 10:47 GMT+7

VHO- Hơn hai năm qua họ không chỉ là những người “gieo chữ” nơi vùng cao, mà các thầy cô ở ngôi trường tiểu học nơi vùng núi cao Trà Tập, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã thành những “nông dân” thực thụ. Họ ngày ngày tăng gia sản xuất để góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn cho học trò.

Các thầy cô và học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập cùng chăm sóc vườn rau xanh

Đến với Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập vào buổi chiều trung tuần tháng 10 khi vừa tan trường, những người khách lần đầu đến đây không ai giấu được sự ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh các thầy cô giáo nhanh chóng “hóa thân” thành những nông dân thực thụ với những bộ quần áo lao động cũ sờn.

Tại khu đất rộng chừng 200m2 trước sân trường, các “thầy-cô kiêm nông dân” đã chờ sẵn học trò. Tiếng trống trường vừa dứt, thay vì trở về khu nội trú thì các em học sinh đồng bào Ca Dong đã cùng nhau tập trung về khu đất ấy cùng với các thầy cô chăm sóc mảnh vườn rau xanh, đàn lợn béo tròn mà thầy trò vẫn gọi vui là “lao động ngoài giờ”, “tăng gia sản xuất”. Những luống rau xanh mơn mởn đang vào kỳ thu hoạch cùng hàng chục chú lợn mập mạp, ục ịch là thành quả lao động do chính các thầy cô giáo của trường cùng chung tay, góp sức chăm bẵm, sửa soạn với mục đích góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho học trò nghèo vùng cao xa xôi.

Hình ảnh các thầy cô sau những giờ đứng lớp lại cùng học trò ra vườn, vừa chăm sóc rau cỏ, bắt sâu vừa trò chuyện, ca hát, vui đùa qua lại dấy lên trong chúng tôi sự thân thương, bình dị của tình thầy trò nơi đây. Và hơn hai năm qua, hình ảnh ấy trở thành câu chuyện được nhiều phụ huynh truyền kể cho nhau với lòng biết ơn, trân trọng tình thương mà thầy cô dành cho các trò nhỏ của mình. Không chỉ trồng rau xanh, các thầy cô còn nuôi lợn để góp thêm vào cải thiện bữa ăn cho học trò, hiệu quả mang lại khá cao. Người khởi xướng mô hình nuôi lợn ở ngôi trường nơi vùng núi xa xôi này cũng chính là thầy hiệu trưởng của trường, thầy Lê Huy Phương.

 Thầy Phương - Hiệu trưởng Nhà trường - cũng là người khởi xướng mô hình nuôi lợn góp phần cải thiện bữa ăn cho học sinh

Bắt đầu năm học 2018-2019, thầy Phương đã dùng tiền riêng của mình để mua lứa lợn giống đầu tiên đưa về trường. Thầy dí dỏm kể lại: “Hồi đó tôi đã “đầu tư” 12 triệu đồng để mua 12 con lợn giống để “khởi nghiệp”. Nhờ sự hỗ trợ, đồng lòng giúp sức của tập thể giáo viên trong trường, chúng tôi đã dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn ở tại ngôi trường nơi vùng núi cao hẻo lánh này. Sau bốn tháng, chúng tôi đã xuất bán được lứa lợn đầu tiên, mang lại lợi nhuận khá lớn với giá xuất bán 2,2 triệu/ con”. Cũng theo thầy Phương, “số tiền thu được từ lứa lợn đầu tiên chúng tôi dùng vào việc mua lợn giống để tiếp tục nuôi lứa lợn mới, còn lại góp thêm vào mua thực phẩm cải thiện bữa ăn cho học trò. Cứ thế mô hình ý nghĩa này đã được trường duy trì và mang lại hiệu quả cao trong suốt hơn hai năm qua”.

Điều đáng quý là mô hình trồng rau sạch, nuôi lợn để góp phần cải thiện thêm bữa ăn cho học trò đều được các thầy cô ủng hộ, tận tâm tận lực cùng nhau chung tay chăm sóc không nề hà, quản ngại. Cô Trần Thị Tú Điển, giáo viên của trường cho biết cô về dạy ở xã vùng cao Trà Tập đã được bốn năm nay. Phần lớn học sinh ở vùng cao này cũng như ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập đều thuộc diện bán trú, được hỗ trợ tiền ăn trưa. Thế nhưng, với mong muốn góp thêm vào để cải thiện thêm bữa ăn cho học trò của mình, thời gian qua, hàng chục giáo viên đã chung sức, đồng lòng cùng tận dụng quỹ đất trống trước trường để trồng rau.

Nhờ vậy mà trường có được nguồn rau sạch cung ứng cho các bữa ăn, tuyệt nhiên không nhập thêm rau nào từ bên ngoài. Còn số tiền lẽ ra dùng mua rau thì sẽ được sử dụng để mua thêm thịt cá nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho học trò. Hiện các thầy cô đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng rau phía sau trường học với mục đích gieo trồng thêm một số giống rau khác cho phong phú hơn. 

 THU HOÀI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top