Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Lựa chọn SGK:  Liệu có công bằng và minh bạch?

Thứ Tư 25/12/2019 | 11:32 GMT+7

VHO- Cho tới thời điểm này 5 bộ SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông để xin ý kiến cũng đã được Bộ GD&ĐT công bố.

 Hàng triệu học sinh đang chờ đợi học chương trình SGK mới

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm Bộ GD&ĐT ban hành chính thức cách lựa chọn SGK để các cơ sở giáo dục thực hiện, nhưng dư luận vẫn còn rất nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh việc lựa chọn này.

Quyền chọn sách này có được tôn trọng không hay là hình thức?

Sau khi các bộ SGK được công bố, nhiều ý kiến khác nhau đến từ các chuyên gia, cán bộ, giáo viên và phụ huynh xung quanh việc soạn thảo và lựa chọn SGK. Trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra để xin ý kiến công luận, các nhà trường là chủ thể đầu tiên được quyền lựa chọn SGK cho đơn vị mình.

Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi trường tiểu học, trường THCS, trường THPT thành lập 1 Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng. Hội đồng bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.

Sau khi tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn và bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín. SGK được lựa chọn phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong cơ sởgiáo dục phổthông...

Quy định trong dự thảo Thông tư hướng dẫn là vậy thế nhưng lại kèm theo điều kiện: “Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn theo các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Thông tư này và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do Sở GD&ĐT địa phương quy định”. Câu hỏi được nhiều giáo viên và phụ huynh đặt ra là, việc lựa chọn theo các điều kiện đã được định trước như vậy liệu có thực sự công bằng và minh bạch và ai dám đảm bảo là các hội đồng cơ sở không bị sức ép từ cấp trên trực tiếp? Và quyền chọn sách này có được tôn trọng không hay là hình thức?

Việc góp ý cho Thông tư gần như chỉ làm “chay”

Trong dự thảo Thông tư còn quy định, các Sở GD&ĐT ở các địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, hướng dẫn cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương. Còn các Phòng GD&ĐT ở các địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, tổng hợp và báo cáo Sở GD&ĐT kết quả lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý. Với các quy định như vậy, nhiều người cho rằng việc giao nhiệm vụ “mở” cho các trường chọn SGK dường như chỉ là hình thức khi lại quy định cấp trên trực tiếp của họ là Sở và Phòng GD&ĐT giám sát, hướng dẫn...

Dư luận cũng rất lo ngại trước thông tin đã được xác nhận là vừa qua, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM và các phòng ban chuyên môn của Sở đã nhận thù lao hàng tháng của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam với lý do là tham gia biên soạn SGK. Mặc dù lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM khẳng định việc thực hiện bộ sách đều tuân thủ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT chứ không có chuyện “ép như thế này, như thế kia để chọn một bộ sách giáo khoa nào”, nhưng rõ ràng dư luận có cơ sở để lo ngại khi họ (Sở GD&ĐT) là đơn vị được giao “quyền quyết định” đối với việc lựa chọn SGK cho các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý.

Một vướng mắc nữa được nêu ra là một quận hoặc huyện có vài chục trường tiểu học, nếu mỗi trường chọn một kiểu thì sẽ rất khó khăn trong công tác kiểm tra và cả việc sử dụng sách. Đó là còn chưa tính đến trường hợp một gia đình có 2 con học ở 2 trường khác nhau nhưng lại học 2 SGK khác nhau thì phụ huynh rất khó theo dõi, nắm bắt năng lực học của con. Rồi khi học sinh chuyển trường lại phải mua thêm sách ở trường mới thì mới theo học được...

Việc góp ý cho một Thông tư quan trọng như vậy cần có thời gian nghiên cứu nhất định nhưng theo phản ánh của nhiều giáo viên và cán bộ quản lý, việc góp ý cho Thông tư gần như chỉ làm “chay” vì không có đủ 32 đầu sách để đọc, cũng không có sách và thời gian để dạy thực nghiệm... Việc lựa chọn sách cho năm học 2020-2021 phải thực hiện xong trước tháng 3.2020 nhưng đến nay, giáo viên ở nhiều nơi vẫn chưa được tiếp cận sách một cách đầy đủ. Theo tinh thần của chương trình SGK mới, quyền chủ động lựa chọn và phổ biến chương trình mới được giao cho giáo viên nhiều hơn trước.

Dư luận cho rằng tiếng nói của giáo viên và các tổ bộ môn cần được đề cao và coi trọng trong quá trình chọn lựa sách, tránh để các mệnh lệnh hành chính có tính áp đặt tác động lên những quyết định liên quan tới việc dạy học của người thầy. Khi có nhiều bộ SGK cùng được phê duyệt thì sự cạnh tranh giành thị phần cung cấp sách là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, hầu hết các vị phụ huynh học sinh khi được hỏi đều mong muốn quá trình lựa chọn SGK mới nhất thiết phải được giám sát, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, đảm bảo quyền lợi của học sinh và chất lượng sách phải được đặt lên hàng đầu. 

 Việc góp ý cho một Thông tư quan trọng như vậy cần có thời gian nghiên cứu nhất định nhưng theo phản ánh của nhiều giáo viên và cán bộ quản lý, việc góp ý cho Thông tư gần như chỉ làm “chay” vì không có đủ 32 đầu sách để đọc, cũng không có sách và thời gian để dạy thực nghiệm...

 QUỐC HÙNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top