Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Những nhà khoa học nữ “sống chung” với... virus cúm

Thứ Sáu 06/03/2020 | 11:16 GMT+7

VHO- Một trong hai giải thưởng Kovalevskaia 2019 đã thuộc về tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ) với những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu cấp bách, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và mang tính quốc tế.

Tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ) nhận giải thưởng Kovalevskaia 2019

 Năm 2003, khi dịch SARS xảy ra, Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên điều trị tại Bệnh viện Việt-Pháp (3.2003). Cùng với các đồng nghiệp quốc tế, tác nhân của virus SARS-CoV đã được định danh vào tháng 4.2003.

“Thời điểm nhận nhiệm vụ về chẩn đoán sinh học phân tử virus SARS-CoV chúng tôi chưa có nhận thức rõ về loại virus này, về mức độ nguy hiểm, trang thiết bị, máy móc thiếu thốn, ngay cả bảo hộ cũng không có. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã "vượt qua”, PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó trưởng Khoa Virus chia sẻ.

Từ thành công này, định hướng nghiên cứu của Phòng thí nghiệm cúm đã được xây dựng từ những năm 2003 với mục tiêu chính là giảm gánh nặng bệnh tật của dịch bệnh cúm mùa và giảm nguy cơ, ảnh hưởng của đại dịch cúm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với đó, các khái niệm và thực hành về an toàn sinh học lần đầu tiên được cập nhật tại Việt Nam. Phòng thí nghiệm được giao trách nhiệm phát triển các quy trình đánh giá nguy cơ và quy trình thực hành ATSH trong Phòng thí nghiệm ở các mức độ khác nhau. Những quy trình kỹ thuật này đã được Bộ Y tế phê duyệt và phổ biến trong toàn bộ hệ thống Phòng thí nghiệm trên phạm vi toàn quốc vào đầu năm 2005.

Với bài học kinh nghiệm từ công tác phòng chống dịch SARS năm 2003, nhóm nghiên cứu tiếp tục trực tiếp xét nghiệm xác định trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 trên người đầu tiên tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 12.2003. Những kết quả này đã được Phòng thí nghiệm chia sẻ cho các đơn vị nghiên cứu quốc tế như Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật (CDC Hoa Kỳ); Viện Quốc gia Nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm; Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada; Trung tâm bảo vệ sức khỏe cộng đồng Hong Kong; Viện Khoa học Y tế, Đại học Tokyo, Nhật Bản; Trường Thú y, Đại học Wisconsin, Mỹ. Virus cúm A/H5N1 do Phòng thí nghiệm phân lập đã được WHO lựa chọn là virus dự tuyển để phát triển vắcxin phòng chống cúm A/H5N1 vào năm 2004.

PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng cho biết, để chủ động trong công tác phòng chống dịch, nhóm nghiên cứu cũng đã tham gia tạo chủng virus cúm A/ H5N1 trong sản xuất vắcxin cúm tại Việt Nam. Dẫn đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai (hiện là Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cùng nhóm nghiên cứu đã tham gia tạo chủng virus rgA/H5N1 không độc lực bằng phương pháp di truyền đảo ngược (Reverse Genetic – RG). Thiết lập được hệ chủng gốc và chủng sản xuất vắcxin cúm A/H5N1 với đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của TCYTTG. Từ những kết quả đã đạt được khi phát triển vắcxin cúm A/H5N1, vắcxin cúm A/H1N1/2009 đại dịch cũng đang được tiến hành phát triển trên tế bào thận khỉ tiên phát (PMKc). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vắcxin cúm A/H1N1/2009 đại dịch đáp ứng đầy đủ tính an toàn, hiệu lực và có giá thành hợp lý.

Các kết quả nghiên cứu cuả tập thể PTN Cúm đã được ghi nhận trong 207 bài báo,  143 bài báo quốc tế với chỉ số ảnh hưởng và trích dẫn cao như Lancet (IF: 47,83), PNAS ( IF: 9,9), PLOS pathogens ( IF: 9,65), Theranostics (IF: 8,854)…, trong đó các nhà khoa học nữ của Trung tâm là tác giả đứng tên đầu của 17 bài báo quốc tế: The New England Journal of Medicine (IF 53,48), bài Nature (IF 34,48), Emerging Infectious Diseases (IF 7,32), bài The Journal of Infectious Diseases (IF 6,273)….Bên cạch đó, công tác đào tạo và nghiên cứu cũng được ghi nhận với nhiều Nghiên cứu sinh và Thạc sĩ đã tốt nghiệp, 6 đề tài Khoa học cấp nhà nước, 2 đề tài Nafosted…và sách chuyên khảo, sách quốc tế (Viruses Responsible for Emerging Diseases in South-East Asia Université Paris Diderot – Paris 7; 2011)

Là những phụ nữ đam mê nghiên cứu khoa học và dường như công việc đã chọn các chị nên càng khó khăn, càng mới lạ thì các chị lại càng say mê, nhiệt huyết. “Vào những đại dịch thì chị em hầu như không có ngày nghỉ, làm việc xuyên suốt ngày đêm. Chẳng hạn như việc phân lập virus SARS-CoV-2 vừa qua gấp gáp như thế nào thì các đại dịch khác cũng như vậy. Chúng tôi phải làm việc, nghiên cứu liên tục vì áp lực phải trả lời kết quả một cách nhanh nhất, chính xác nhất để bệnh viện có hướng điều trị bệnh nhân”, PGS.TS. Nguyễn Lê Khánh Hằng nói.

Nhưng theo Phó trưởng Khoa Virus, trải qua mỗi vụ dịch lại là những tích lũy vô cùng quý báu về kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ ở những vụ dịch tiếp theo. Một trong những thành quả mà tập thể nữ Khoa Virus tự hào đó là với sự hợp tác của CDC Hoa Kỳ, nghiên cứu về sự tương tác giữa virus cúm A/H5N1 trên người và trên gia cầm tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 2003-2010 đã khẳng định giả thuyết các trường hợp người nhiễm virus H5N1 tại Việt Nam là kết quả của việc truyền trực tiếp từ gia cầm sang người. Trong giai đoạn 2006-2015, cùng với sự hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ và WHO, hệ thống Giám sát cúm đã được triển khai ở 15 điểm tại 4 vùng trên toàn quốc: miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Hệ thống giám sát đã đưa ra bức tranh tổng thể về sự lưu hành của virus cúm mùa tại Việt Nam, với đặc điểm di truyền và đặc tính kháng nguyên tương đồng cao với các virus dự tuyển vắcxin cho khu vực Nam bán cầu. Tác nhân virus gây viêm đường hô hấp cấp nặng rất đa dạng, trong đó virus cúm vẫn là căn nguyên chính, ngoài ra các virus khác như hợp bào đường hô hấp (RSV), viêm phổi (hMPV), á cúm (Parainflueza) cũng là tác nhân nguy hiểm.

Các cơ hội và thách thức trong nghiên cứu về tác nhân virus gây viêm đường hô hấp cấp, đặc biệt là virus cúm tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều trong tương lai. Tuy nhiên, với các kết quả đã đạt được, các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm cúm, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai đã thành công trong việc kết nối, hệ thống những thành tựu nghiên cứu tại Việt Nam và phát triển lý thuyết khoa học, đi từ virus cúm tới chế phẩm vắcxin cúm mùa và vắcxin cho đại dịch cúm. Và giải thưởng Kovalevskai 2019 chính là động lực để các chị tiếp tục say mê, cống hiến với sứ mệnh của mình. 

Nhng nhà khoa hc n

THU VÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top