Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Tình cảm kính yêu Bác Hồ luôn là cảm hứng sáng tạo vĩnh cửu

Thứ Hai 20/04/2020 | 11:21 GMT+7

VHO- Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020) do Bộ VHTTDL phát động sau một thời gian ngắn đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả, họa sĩ chuyên sáng tác tranh cổ động trong cả nước.

 Giải nhất cuộc thi được trao cho tác phẩm “Người đi tìm hình của nước” (ảnh) của họa sĩ trẻ tuổi Nguyễn Thị Mỹ Dung (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam). Tác phẩm được đánh giá có góc nhìn mới mẻ, thể hiện xuất sắc nội dung và chất lượng nghệ thuật.

Các tác phẩm đã tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người

Cũng tại cuộc thi này, Bộ VHTTDL còn trao tặng 15 giải thưởng khác cho các cá nhân có tác phẩm xuất sắc tham dự. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung đồng thời đoạt giải Nhì với tác phẩm “19.5.1890-19.5.2020”. Giải Nhì thứ hai được trao cho tác giả Đỗ Như Điềm (Thái Bình) với tác phẩm “Bác luôn quan tâm thiếu niên, nhi đồng vùng cao biên giới”. Ba giải Ba được trao cho tác giả: Nguyễn Ngần (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam) với tác phẩm “Hồ Chí Minh mãi ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam”. Tác giả Lưu Yên Thế (Hà Nội) giành 2 giải Ba với các tác phẩm “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Bên cạnh đó, BTC sẽ trao 10 giải Khuyến khích; 1 giải phong trào được trao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được Bộ VHTTDL phát động từ tháng 10.2019 nhằm tìm kiếm các tác phẩm tranh cổ động chất lượng, tiêu biểu phục vụ công tác tuyên truyền. BTC cuộc thi đã nhận được 375 tranh của 212 tác giả ở 45 tỉnh, thành phố gửi tham dự. Các tác phẩm hầu hết đã bám sát chủ đề, nêu bật thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân…

Tác giả trẻ sinh năm 1985 Nguyễn Thị Mỹ Dung chia sẻ cảm xúc bất ngờ và hạnh phúc khi tác phẩm của mình đã được đánh giá cao. Mỹ Dung tham gia cuộc vận động sáng tác với 5 tác phẩm, là những sáng tác tranh cổ động tâm huyết mà tác giả mong muốn sẽ thể hiện được những tình cảm kính yêu và biết ơn của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ. “Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu ảnh hưởng từ ông nội và cha, từ nhỏ, hình tượng Bác Hồ đã luôn gần gũi và trở thành nguồn động lực để bản thân tôi cố gắng phấn đấu để đạt được những kết quả tốt nhất. Trong hoạt động sáng tác tranh cổ động, cũng chính tình cảm kính yêu với Bác Hồ, sự ngưỡng mộ nhân cách vĩ đại và lòng biết ơn những hi sinh lớn lao, vĩ đại của Người cho nền độc lập, tự do của dân tộc đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất diệt đối với cá nhân tôi cũng như nhiều nghệ sĩ sáng tác tranh cổ động khác”, Mỹ Dung chia sẻ.

Thể hiện thông điệp về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước...

Mong muốn đưa những góc nhìn mới của những người trẻ vào các sáng tác tranh cổ động có ý nghĩa tuyên truyền trong những dịp kỷ niệm lớn, quan trọng của đất nước, Mỹ Dung cho biết đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu, hình ảnh cũng như những sáng tác của các thế hệ họa sĩ chuyên sáng tác tranh cổ động đi trước. Xây dựng bố cục mới mẻ, hình tượng cô đọng, súc tích, tranh cổ động “Người đi tìm hình của nước” đã tạo nên ấn tượng trực quan, sinh động, với ngôn ngữ đồ họa khúc triết đã làm nổi bật chủ đề mà họa sĩ mong muốn chuyển tải đến người xem.

Nữ tác giả cũng bộc bạch, sáng tác tranh cổ động về Bác Hồ đối với một họa sĩ trẻ mang đến cảm xúc vừa gần gũi, thân quen, vừa có nhiều thách thức. Cuộc đời vĩ đại của Bác, nhân cách cao cả của Người, tấm lòng nhân hậu và trái tim bao la…, làm thế nào để lựa chọn và thể hiện thành công một hình tượng mang tính khái quát nhất. Mỹ Dung chia sẻ: “Tôi đã trăn trở, tìm hiểu khá nhiều và sau đó quyết định lựa chọn tứ “Người đi tìm hình của nước”, một dấu mốc lịch sử trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, gắn với con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam. Một số tác phẩm tranh cổ động trước đây cũng đã từng sáng tác về nội dung này, với hình ảnh Bến Nhà Rồng hay quá trình Bác bôn ba tìm đường cứu nước. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ đồ họa để thể hiện một cách mới mẻ, cô đọng, khái quát hóa hình tượng của Bác ở dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng này. Trong bức tranh có hình ảnh bản đồ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua đó tôi cũng mong muốn thể hiện thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ hôm nay, như lời Bác Hồ đã từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…”.

Cũng tại cuộc thi này, tác giả trẻ Nguyễn Thị Mỹ Dung được trao giải Nhì với tác phẩm “19.5.1890 - 19.5.2020”. Giải nhì thứ hai của cuộc thi được trao cho họa sĩ có nhiều kinh nghiệm sáng tác tranh cổ động, tác giả Đỗ Như Điềm đến từ TP Thái Bình với bức “Bác luôn quan tâm thiếu niên, nhi đồng vùng cao biên giới”. Hình ảnh giản dị, gần gũi và có sức lay động tình cảm, trái tim của mỗi người dân Việt Nam trước tình thương yêu mà Bác Hồ dành cho thế hệ thiếu niên, nhi đồng là cảm nhận của người xem trước tác phẩm này. Họa sĩ Đỗ Như Điềm chia sẻ, theo đuổi ý tưởng chuyển từ ngôn ngữ nghệ thuật của âm nhạc sang tranh cổ động, những ca từ, giai điệu của ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” đã được ông khai thác, thể hiện trong tranh cổ động nhiều năm qua. Nhiều tác phẩm với chủ đề này đã ra đời và được trao giải thưởng cao tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động trước đây về Bác Hồ.

“Tôi không nhớ rõ mình đã vẽ bao nhiêu bức tranh cổ động về đề tài Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng nhưng đó luôn là một đề tài khiến tôi có rất nhiều cảm xúc, và tiếp tục muốn vẽ thật nhiều. Hình ảnh của Người với các cháu thiếu niên, nhi đồng ở mọi vùng miền của Tổ quốc luôn hiện lên thật gần gũi, thân thương. Tôi mong muốn người xem sẽ cảm nhận được tình cảm, trái tim bao la của Bác Hồ dành cho toàn dân tộc qua những tác phẩm này. Cảm xúc đó đã thôi thúc tôi sáng tạo không ngừng, nhiều tác phẩm ra đời cùng chủ đề nhưng không lặp lại về bố cục, hình ảnh. Lối vẽ dân gian được khai thác đưa vào tranh cổ động cũng là một cách để tôi có thể có nhiều sự thể hiện đa dạng và luôn mới mẻ…”, họa sĩ Đỗ Như Điềm tâm sự.

 Tôi đã cố gắng nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ đồ họa để thể hiện một cách mới mẻ, cô đọng, khái quát hóa hình tượng của Bác ở dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng này. Trong bức tranh có hình ảnh bản đồ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thông qua đó tôi cũng mong muốn thể hiện thông điệp về trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ hôm nay, như lời Bác Hồ đã từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…

(Họa sĩ trẻ tuổi NGUYỄN THỊ MỸ DUNG, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hà Nam)

 TÂM ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top