Nghiện game online trong giới trẻ: Vấn nạn nhức nhối chưa có “thuốc” đặc trị

VHO- Tình trạng nghiện game online (trò chơi điện tử trực tuyến) trong giới trẻ ngày càng nghiêm trọng và gây hậu quả khôn lường. Rất nhiều trường hợp suy kiệt sức khỏe, không thể học tập và làm việc, thậm chí xảy ra xung đột thương vong. Mới đây nhất, tại Nghệ An, một cháu bé 5 tuổi đã bị một thiếu niên nghiện game bắt cóc và trói tay cho đến chết. Vụ việc như hồi chuông cảnh tỉnh gây rúng động dư luận xã hội.

Nghiện game online trong giới trẻ: Vấn nạn nhức nhối chưa có “thuốc” đặc trị - Anh 1

 Các chuyên gia chia sẻ về những tác hại và giải pháp cai nghiện game online

 Nhằm góp phần cảnh báo, ngăn chặn những tác hại của game online, vào hôm qua 16.6, tại TP.HCM, Báo Tiền Phong đã tổ chức Tọa đàm “Nghiện game online - Hậu quả khôn lường” với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, chuyên gia sức khỏe, tâm lý và đông đảo học sinh, sinh viên…

“Nghiện game gây ra tư tưởng hiếu thắng, ăn thua”

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân tới viện khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, mà nguyên nhân chính là do nghiện chơi game. Đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cũng đã chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử vào danh sách các bệnh lý tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn hành vi do có tính nghiện ngập cần được kiểm soát.

TS. Thiếu tá Lê Hoàng Việt Lâm, Giảng viên Trường ĐH An ninh Nhân dân chia sẻ: “Tác hại của game thậm chínguy hiểm hơn cảma túy. Ai dùng ma túy thì ngay lập tức nhìn thấy hậu quả, nhưng game thì khác, đến thời điểm màxác định nghiện game thìgần như không còn đường lùi. Nghiện game tạo ra tư tưởng hiếu thắng, ăn thua, cay cú, những mối quan hệ, đặc biệt làquan hệtình cảm sẽ dần biến mất, quên hết cả bốmẹ, gia đình, người thân, bạn bè… điều này cực kỳ nguy hiểm”.

Thực tế cho thấy, thuật ngữ “game online” thường song hành với thuật ngữ “overnight”, bởi khi đã sa đà vào việc chơi game thìngười chơi thường không có điểm dừng. Hệ quả là không chỉ hao mòn về sức khỏe mà đầu óc sẽbị chai cứng, đờ đẫn. “Hiện nay, một xu hướng của việc nghiện game mà tôi thấy rất rõ, đó là việc máy móc đã “điều khiển” con người và biến người chơi thành một thứ robot, chỉ biết lao vào game như thiêu thân. Lúc này, máy tính, điện thoại đã trởthành chủ thể chủ động, còn con người lại rơi vào thế bị động và mất kiểm soát”, thiếu tá Lâm phân tích và cho rằng, dưới góc nhìn xã hội học, nghiện game là một hiện tượng xã hội “gần gũi” với hiện tượng tội phạm. Bởi lẽ, nếu nghiện game, sẽcó thể phát sinh vô vàn những tình huống: Không có tiền chơi game sẽnghĩ ra mọi cách để có tiền (trộm cắp, cướp giật); bố mẹkhông cho chơi thìcáu gắt, chửi bới, thậm chí giết cả bố mẹ; khi mua bán các vật dụng liên quan đến các trò chơi có thể dẫn đến bất đồng, xung đột giữa các cá nhân, nhóm… dẫn đến những hậu quả khó lường.

Nghiện game online trong giới trẻ: Vấn nạn nhức nhối chưa có “thuốc” đặc trị - Anh 2

 Đông đảo học sinh tham gia tọa đàm

Là “bóng đêm” phủ lên đời giới trẻ

Theo ông Đặng Lê Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS), nhà tâm lý, chuyên gia giáo dục trị liệu nghiện game: “Game online là bóng đêm phủ lên tương lai của con người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, game online như một ly nước có độc, nếu chúng ta uống vào thì chẳng khác nào tự sát”. Chuyên gia này đã kể câu chuyện trị liệu các trường hợp nghiện game online: “Tôi cùng ăn, ngủ cùng với người nghiện game, tôi thấy rằng khi một ai đó chơi game online thì rất khó để nghỉ chơi. Khi đứa con nghiện game thìông bà, cha mẹ có nói gì cũng như “nước đổ lá khoai”. Thầy cô giáo có dùng các hình phạt thật nặng để xử lý thìchỉ càng làm chúng thêm chán nản. Một số gia đình đã phải cho con đi du học để tránh xa những cuộc chơi không lành mạnh, trong đó có game online. Tôi mong các em học sinh nếu có chơi game thì chỉ chơi ở mức giải trí, rơi vào khoảng thời gian tối đa 30 phút với những trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn, khai thông trí lực. Đặc biệt tránh xa những game bạo lực”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ca, Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 175 cho hay: “Nghiện game dẫn đến nhiều bệnh. Ngồi chơi game quá lâu, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, thậm chí vô sinh. Tác hại về tinh thần thì vô cùng khủng khiếp, người chơi game bị giảm trí nhớ, bồn chồn, khó chịu, cáu kỉnh, nhân cách bị biến đổi do cảm giác chiến thắng ảo…”.

ThS Nguyễn Thị Huỳnh An, Giảng viên bộ môn Tâm lý Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tâm sự với các học sinh: “Các em cần ý thức đầy đủ giá trị của bản thân mình. Sự hiện diện của các em trên cuộc đời này là vô cùng quý giá, nên các em cần đầu tư học tập, tư duy về xu hướng nghề nghiệp, tạo ra giá trị cho xã hội, giá trị trong nhân cách sống của mình. Chúng ta không cần những giá trị ảo trong game”.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà còn là trách nhiệm của người lớn, ởđây là do cha mẹ quá nuông chiều, thiếu quan tâm và không sát sao tới con cái. Bên cạnh đó, nhà trường, các đoàn thể xã hội cũng cần giáo dục, đồng hành cùng học sinh. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng cần có những biện pháp phùhợp để kiểm soát và chấm dứt vấn nạn nhức nhối này. 

 THÙY TRANG

Ý kiến bạn đọc