Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Cần tiếp cận di sản văn hóa từ thái độ khoan dung

Thứ Sáu 30/11/2018 | 16:05 GMT+7

Ngày 30.11, tại TP.HCM, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Bảo quản các tài sản văn hóa (ICCROM) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Hội nhập quốc tế về bảo tồn - Cơ hội và thách thức cho các giá trị di sản văn hóa” với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, những nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực di sản văn hóa Việt Nam và các nước Anh, Pháp, Brazil, Italia, Hàn Quốc, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Fiji…

Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn xung quanh các nội dung như: Cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; Sự đa dạng của các phương pháp tiếp cận trong bảo tồn di sản văn hoá của các vùng, các quốc gia và tổ chức; Xây dựng sự hợp tác hiệu quả và hội nhập quốc tế giữa các tổ chức di sản; Kinh nghiệm của các nước trong việc hội nhập quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…

Các đại biểu tham dự hội thảo

Chia sẻ của các chuyên gia tại hội thảo cho thấy, trong xu thế chung về hội nhập quốc tế, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá đã khẳng định những thành tựu cũng như hiệu quả đối với toàn nhân loại. Tuy nhiên, quá trình hội nhập này còn nhiều vấn đề liên quan đến nhận thức, quy trình với nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hoá vô cùng phức tạp. 

Ông Jose Luiz Pedersoli, Quản lý dự án ICCROM, phát biểu tại hội thảo

Ông Jose Luiz Pedersoli, Quản lý dự án ICCROM đã nhấn mạnh tính đa dạng trong văn hóa và sự cần thiết bảo vệ di sản văn hóa. “Tiếp cận di sản văn hóa từ thái độ khoan dung dù trong ý thức xã hội nào để di sản văn hóa được bảo tồn. ICCROM ghi nhận tính bảo tồn sự đa dạng các loại hình di sản của cộng đồng, quốc gia… ở những góc nhìn phong phú và mục tiêu là bảo vệ, đem lại hiệu quả thiết thực”, ông Jose Luiz Pedersoli nói. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh đến tính phi lợi nhuận trong phát huy di sản văn hóa đến với mọi người, mong muốn nhiều cơ hội và sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn của quốc tế để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, vì trong điều kiện hiện nay, di sản văn hóa đang gặp nhiều thách thức rất lớn bởi nhiều yếu tố tác động. 

Chuyên gia Việt Nam nêu ý kiến tại hội thảo

Chuyên gia nước ngoài phát biểu tại hội thảo

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, di sản đang đứng trước những thách thức, mong manh. Những thách thức dễ thấy nhất là thể chế hóa, di sản hóa, tạo ra điều kiện nhưng bất cập lớn. Do đó, muốn bảo tồn và phát huy, cần hiểu rất kỹ về di sản văn hóa, hiểu cả về quá trình thực thi chính sách, các vấn đề, nội tình bên trong, sự va chạm của các bên liên quan di sản, hiểu như vậy sẽ không bị chủ quan, áp đặt. PGS.TS Phương Châm nói thêm rằng bà nhận thấy trong ngành bảo tàng văn hóa hiện nay chưa quan tâm đến nghiên cứu mà chỉ quan tâm làm thế nào để phát triển nó bằng mọi giá, đây chính là bất cập rất lớn. 
PGS.TS Nguyễn Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cho biết: "Thông qua hội thảo, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc tìm hiểu các vấn đề hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm, công bố những công trình nghiên cứu, nhìn nhận và đặt ra các vấn đề nổi lên từ thực tiễn và đề xuất cách thức tiếp cận, phương pháp quản lý, cơ chế hợp tác trước những thách thức toàn cầu của hội nhập quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". 

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ cho biết, để đạt được sự hài hòa, đảm bảo vừa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, cần thiết có sự thống nhất cao từ các bên liên quan bao gồm nhà nước, nhà nghiên cứu, cộng đồng... "Đối với việc phát huy di sản văn hóa, không chỉ sử dụng, khai thác mà cần phát huy bằng những mục tiêu khác nhau, trong đó có việc xây dựng được những phương thức, mô hình, thể chế để các di tích văn hóa sống được trong bối cảnh mới", PGS.TS Lê Thanh Sang nói.

THÙY TRANG

Print

Góc ảnh

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình,Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top