Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Hiện đại đến mấy cũng phải giữ được truyền thống dân tộc

Thứ Sáu 16/11/2018 | 09:09 GMT+7

VHO- Thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) vào sáng 15.11, các đại biểu Quốc hội đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề còn băn khoăn, đặc biệt là chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

 Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Ảnh: QUỐC THÁI

Cơ bản nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục nhằm tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực, tăng tính dân chủ, tự chủ của các cơ sởgiáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật vẫn còn chung chung.

Không khéo sẽ như “chim chích vào rừng rậm”

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, một trong những mục tiêu của giáo dục là hội nhập quốc tế nhưng toàn bộ dự án Luật không có bất cứ điều khoản nào quy định ngoại ngữ là một công cụbắt buộc, hình thành nền tảng cơ bản nhất cho hội nhập. “Trẻ em Việt Nam được học tiếng Anh từ rất sớm, nhưng rất nhiều trường hợp không thểsử dụng tiếng Anh sau khi tốt nghiệp THPT. Sứ mệnh hội nhập quốc tế sẽ được thực hiện như thế nào khi điểm trung bình tiếng Anh 3 năm vừa qua của kỳ thi THPT quốc gia không vượt qua nổi con số 5”, đại biểu Phạm Trọng Nhân nói.

Nhấn mạnh vấn đề đổi mới giáo dục đã đặt ra suốt 20 năm qua, nhưng theo đại biểu Nhân, trên thực tế không hiếm trường hợp sinh viên ra trường không viết nổi một văn bản, nhiều doanh nghiệp phải đào tạo bổ sung nếu tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp vào làm việc. Tình trạng nhà trường chưa dành nhiều thời gian đào tạo kỹ năng mềm và tính thiếu chủ động của người học đã tạo ra những sản phẩm giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và xã hội. “Do vậy, ởlần sửa đổi toàn diện Dự thảo Luật này cần mạnh dạn xây dựng một nền giáo dục thỏa mãn điều kiện và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, đại biểu Nhân nói.

Còn đại biểu Phạm Tri Thức (Thanh Hóa) lại nhận xét, mục tiêu giáo dục quy định trong dự thảo luật tập trung tất cả những ngôn từ đúng, hay, đẹp nhưng khi đưa vào cuộc sống luật này để cụ thể hóa thành phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục thìsẽ như “chim chích vào rừng rậm”, vìnó rất khó. Theo đại biểu Thức, Điều 2 của Dự thảo Luật nêu: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe”, nhưng Điều 28 lại ghi: “Đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ”. “Không biết “trí tuệ” với “tri thức” khác nhau chỗ nào, “thể chất” và “sức khỏe” khác nhau chỗnào, cụ thể hóa vào chương trình như thế nào?”, đại biểu Thức đặt vấn đề và đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu lại triết lý giáo dục để đảm bảo tính thời đại, hiện đại mà giữ được truyền thống văn hóa dân tộc.

Đây là quan niệm hết sức sai lầm

Liên quan đến vấn đề sách giáo khoa (SGK), đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, chương trình SGK hiện quá nặng, khó tiếp thu mà một phần nguyên nhân xuất phát từ người lớn. Người lớn đã nghĩ ra quá nhiều điều đểnhét vào đầu óc non nớt của trẻ, làm cho việc học tập trở thành gánh nặng, áp lực quá lớn. Một bộ phận không nhỏ trẻ sợ học, không thích học và chán học. Đặc biệt, tâm lý phụhuynh muốn con mình trở thành “con nhà người ta” nên bắt các cháu phải giỏi, giỏi toàn diện một cách quá sức, dẫn đến tâm lý hoang mang, hoảng sợ. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm trong giáo dục, trái với năng lực và sở trường của trẻ em. Đại biểu Thưởng kiến nghị cần dạy và định hướng để học sinh phát huy năng lực của bản thân một cách hợp lý nhất.

Đồng tình với việc cần giảm tải trong việc dạy và học, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng, muốn vậy thìphải có quy định cụ thể hàm lượng, dung lượng nội dung về lịch sử, văn hóa, xã hội trong SGK. “Tôi đồng tình việc thực hiện xã hội hóa SGK, cơ sở giáo dục có quyền lựa chọn SGK phù hợp trong giảng dạy, học tập, tạo tính chủ động linh hoạt. Tuy nhiên để bảo đảm tính chặt chẽ và thống nhất trong quá trình thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu tiêu chí cụ thể lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục; quy định rõ hoạt động của Hội đồng thẩm định SGK cấp tỉnh và quy trình thực hiện”, đại biểu Phúc nêu ý kiến. Trong khi đó, theo đại biểu Hứa Thị Hà (Tuyên Quang), trong Dự thảo có quy định, mỗi môn học có một hoặc một số SGK; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK. Cơ sởgiáo dục được lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập trên cơ sở tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Theo đại biểu Hứa Thị Hà, ý tưởng tham khảo ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh là rất tốt, song chưa hợp lý vìcho rằng, tham khảo ý kiến học sinh và cha mẹ học sinh là đối tượng nào, vì như vậy sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình triển khai. Hơn nữa, không phải học sinh, cha mẹ học sinh nào cũng đủ năng lực để đánh giá, lựa chọn tốt và phù hợp bộ SGK. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi lại sao cho hợp lý.

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong thời gian tới sẽ rà soát cụ thể hơn các vấn đề xã hội đang bức xúc, những vấn đề gây “nút thắt” cho đổi mới giáo dục, từ đó lựa chọn, xác định rõ những gìcó thểthìquy định ngay trong Luật, để khi triển khai không cần đợi các văn bản hướng dẫn, đảm bảo tính khả thi.

Cùng ngày, với 91,55% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. 

 PHẠM NHÂN

 

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn:Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top