Cùng với Việt Nam, quốc gia nào ăn Tết âm lịch?

VHO- Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác vẫn giữ tục lệ ăn Tết nguyên đán với nhiều tục lệ truyền thống.

Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Trung Quốc, kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1.1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15.1 âm lịch.

Bắt đầu từ 8.12 âm lịch, hầu hết người dân Trung Quốc sẽ lên đường về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình.

Theo truyền thống, vào dịp Tết người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ.

Theo truyền thống, vào dịp Tết, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ.

Trước ngày Tết, người Trung Quốc sẽ làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.

Theo truyền thống, vào dịp Tết, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để xua đuổi tà ma và mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

2. Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1.1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

Các gia đình dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa trước ngày 30 Tết.

Buổi tối trước giao thừa, tất cả đều tắm gội bằng nước nóng để tẩy trần, tương tự như tục tắm nước lá mùi vào đêm trừ tịch ở Việt Nam.

Tết ở Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày.

Tết ở Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày

Trong đêm giao thừa, người ta sẽ đốt các thanh tre trong nhà vì tục truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Sau đó, mọi người sẽ mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và tiến hành lễ cúng tổ tiên.

3. Singapore

Với 75% dân số gốc Hoa, Singapore cũng là quốc gia đón năm mới theo lịch Âm. Bên cạnh những phong tục giống của Trung Quốc, nét đặc trưng của ngày Tết ở Singapore là những lễ hội hoành tráng. Đầu tiên phải kể đến là Lễ hội hoa đăng diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch ở Singapore.

Vào ngày Tết người dân thường tặng nhau những trái quýt ngon mọng là biểu tượng cho sự may mắn. Người dân cũng thường cùng nhau ăn bữa cơm gia đình cuối năm.

Cũng tương tự như ở Việt Nam, tại Singapore, trong dịp lễ này, người thân sẽ dành tặng nhau những phong bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.

4. Mông Cổ

Ở Mông Cổ, năm mới âm lịch được gọi là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar).

Trong dịp này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào khởi đầu mới tốt, đẹp hơn.

Nghi thức trước đêm Giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.

Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm.

Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò chuyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

5. Triều Tiên

Tết của người dân Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống không thể thiếu như dán hình động vật lên cửa để cầu may, xem bói, đón trăng mọc…

Vào đêm 30 Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau quét dọn nhà cửa, treo câu đối, tranh Tết, làm cơm Tết và quây quần bên nhau để chuẩn bị đón thời khắc chuyển giao của đất và trời.

Theo Laodong.vn

Ý kiến bạn đọc