Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái: “Cách nhìn như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến giátrị tác phẩm văn học”

Thứ Tư 03/04/2019 | 10:47 GMT+7

VHO- Bức xúc trước việc giáo viên dạy Ngữ văn Phạm Quốc Đạt Trường THPT Võ Trường Toản, TP.HCM bị nhà trường ra quyết định đình chỉ giảng dạy vì đã cho học sinh đóng một số cảnh sân khấu hóa hai tác phẩm văn học, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã dành riêng cho Báo Văn Hóa một cuộc phỏng vấn về sự việc này.

 Giáo viên Phạm Quốc Đạt trao đổi với PV Báo Văn Hóa về các quyết định kỷ luật của nhà trường Ảnh: THÙY TRANG

 P.V: Vừa là giảng viên đại học, vừa là TS nghệ thuật học, xin bà chia sẻ suy nghĩ của mình trước việc giáo viên ngữ văn cho học sinh của mình dàn dựng và biểu diễn tác phẩm văn học theo hình thức sân khấu hóa?

- PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái: Tác phẩm sân khấu được chuyển từ tác phẩm văn học, từ chữ nghĩa phi vật thể thành biểu diễn vật thể. Sự biểu diễn phải có hai người chỉ huy. Người thứ nhất là kịch bản do nhà viết kịch viết, người chỉ huy thứ hai là người tác giả của vở diễn, tức là người dàn dựng. Tôi khẳng định tất cả các tác phẩm được giảng dạy ở cấp nào trong trường học thì người giáo viên đều có quyền chuyển thành ngôn ngữ sân khấu để học sinh có thể tự dàn dựng, tự thể hiện các nhân vật. Điều này giúp cho nhận thức về tác phẩm văn học được sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn.

 Quan điểm của bà về việc giáo viên ngữ văn Phạm Quốc Đạt bị đình chỉ công việc giảng dạy 1 năm vì để cho các em học sinh đã dàn dựng đóng cảnh ái ân?

- Trên tư liệu tin tức và clip mà báo chí và Đài THVN thông tin, tôi thấy các học sinh lớp 11 của Trường THPT Võ Trường Toản đã sân khấu hóa một số đoạn trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, trong đó có cảnh nhân vật Tám Bính bị hãm hiếp, ngoài ra còn tái hiện lại cảnh Tuyết và Xuân Tóc đỏ ân ái trong tiểu thuyết Số đỏ. Đây là hai phân cảnh khiến thầy Đạt bị nhà trường đình chỉ giảng dạy vì vượt qua giới hạn sáng tạo trong giảng dạy. Tôi hoàn toàn không hề thấy có điều gì phản cảm ở trong clip mà các em thể hiện. Những cảnh ân ái, hãm hiếp, cảnh nóng trong tác phẩm văn học là có, nhưng vấn đề ở đây là việc xử lý và dàn dựng nó như thế nào, ranh giới nào có thể chấp nhận được. Có hai cách mà sân khấu thể hiện, đó là phong cách sân khấu hiện thực phương Tây và phong cách sân khấu ước lệ của phương Đông. Trên sân khấu những cảnh nóng, những cảnh nhục cảm nếu được xử lý một cách khéo léo, mỹ cảm thì sẽ không có sự phản cảm. Quay lại câu chuyện của thầy và trò học sinh lớp 11 ở trường Võ Trường Toản thì thấy, các em đã khéo léo đẩy cảnh làm tình, ái ân bằng sân khấu bóng, không có cảnh cởi quần áo gì cả. Vậy tại sao lại cho là các em dám dựng cảnh “ái ân”, dung tục và khép tội thầy và trò?

 Bà nghĩ sao về án kỷ luật của nhà trường khi cho rằng việc đưa những cảnh nhạy cảm này là vượt quá giới hạn sáng tạo, quá táo bạo và không phù hợp khi học sinh chưa đủ 18 tuổi?

- Bản thân vị hiệu trưởng khi trả lời báo chí cũng đã tỏ ý băn khoăn là phải chăng ông ta quá bảo thủ, lạc hậu. Ông ấy không thể lấy cái ngưỡng 18 tuổi của ông ấy khi xưa để đặt trong bối cảnh lứa tuổi học sinh lớp 11 bây giờ. Ở lứa tuổi này, học sinh của chúng ta đã được học đầy đủ các kiến thức về giới, về sinh sản... Chúng tự biết đâu là ranh giới có thể làm và không thể làm. Theo tôi, hãy mời luật sư vào cuộc để xem thầy và trò có bị vi phạm luật pháp hay không khi mà những cảnh mà họ dàn dựng không hề có sự lõa lồ, hở hang hay gợi dục mà thầy giáo bị truy cứu kỷ luật như vậy? Tôi không hiểu vì sao một nhà sư phạm lại có cách nhìn ấu trĩ và hiểu biết hạn hẹp đến thế? Các học sinh đâu có quay lén và phát tán clip nhạy cảm trên mạng, chúng sân khấu hóa tác phẩm văn học, diễn cho các thầy cô giáo và cho bạn bè xem một cách công khai. Cách đối xử đầy võ đoán, không có nguyên tắc, thậm chí xúc phạm đến danh dự và nghề nghiệp của thầy giáo Đạt. Đình chỉ công tác giảng dạy 12 tháng và nếu thầy Đạt làm tốt công việc được giao, có sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì sẽ giảm bớt thời gian kỷ luật. Sao lại tùy tiện đến thế? Cách nhìn của lãnh đạo nhà trường như vậy đã làm ảnh hưởng đến giá trị tinh thần, tư tưởng của tác phẩm văn học khi được sân khấu hóa. Có rất nhiều tác phẩm văn học được sân khấu hóa rất dễ thương, thậm chí rất sáng tạo qua cách dàn dựng và lăng kính của nhiều thầy cô giáo và học trò ở nhiều trường học đã tạo hiệu ứng rất tốt, tăng giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học. Rõ ràng lãnh đạo trường Võ Trường Toản không hiểu biết gì về nghệ thuật sân khấu, không thấy được khoảng cách từ văn bản chữ nghĩa sang những động tác, hình thể trên sân khấu là rất khác nhau. 

 Tôi đã thực hiện việc tổ chức sân khấu hóa môn Văn nhiều năm qua, lúc vị hiệu trưởng cũ thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng thầy hiệu trưởng mới về cho là đã “qua mặt” khi không thông báo kế hoạch với trường trước khi thực hiện. Các cảnh diễn được học sinh sáng tạo dựa trên hiệu ứng chiếu bóng (xử lý bóng bằng đèn pin rọi lên màn vải) nên không có sự va chạm xác thịt. Ngoài ra, học sinh cũng đóng thế - nam thay cho vai nữ khi diễn phân đoạn nhạy cảm.

(Thầy giáo Phạm Quốc Đạt)

 

THÚY HIỀN (thực hiện)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top