Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Đến với thư viện tư nhân thứ 103 ở Việt Nam

Thứ Tư 16/10/2019 | 10:29 GMT+7

VHO-  Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14.10, thư viện tư nhân Nguyễn Văn Hưởng đã đem lại cho bạn đọc nhiều tư liệu quý hiếm. Được Sở VHTT Hà Nội cấp giấy đăng ký chứng nhận hoạt động, thư viện tư nhân Nguyễn Văn Hưởng là thư viện tư nhân 103 tại Việt Nam.

Nhiều độc giả đã đến với thư viện

Đến đây, bạn đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi tư duy làm thư viện của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng bởi ông đã đưa mọi người thoát khỏi lối mòn trong hình dung về một thư viện chỉ toàn sách vở. Thư viện được thành lập xuất phát từ đam mê nghiên cứu và tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trong suốt hành trình 20 năm qua, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng cùng với bạn bè của ông đã dày công sưu tầm, thu thập các sách báo, thông tin tài liệu, đặc biệt là những tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, “lâu nay chúng ta chỉ quan niệm thư viện là sách, ấn phẩm nhưng thư viện có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Với những thư viện mang tính chất chuyên đề, việc bổ sung những tư liệu bằng nhiều loại hình khác nhau sẽ làm thư viện phong phú hơn. Chúng ta còn nhiều giá trị chưa quan tâm để sưu tầm, lưu giữ và phát huy và nếu thư viện làm thêm chức năng này sẽ rất tốt”. Trong không gian rộng 500m2, sức hút của thư viện đến từ 3 nhóm lưu trữ, gồm tư liệu dưới dạng sách, báo, tạp chí, chuyên san với hơn 10.000 bản sách, chuyên san, ấn phẩm các loại chủ yếu bằng tiếng Anh của các tác giả là chính trị gia, các nhà sử học và có cả các quan chức chính phủ, các tướng lĩnh quân đội Mỹ nghiên cứu, viết về chiến tranh Việt Nam; nhiều tờ báo, tạp chí của các viện nghiên cứu và các loại ấn phẩm khác. Nhóm thứ hai với các tài liệu được giải mật của các cơ quan Chính phủ Mỹ và các trung tâm, các viện nghiên cứu về Việt Nam và Đông Nam Á, đã được số hóa, đưa vào hệ thống lưu trữ của thư viện.

Đặc biệt, sự ý nghĩa của thư viện nằm ở nhóm thứ ba bởi đây là nơi lưu trữ nhiều bản đồ về địa lý Việt Nam và Đông Nam Á từ xưa đến nay dưới dạng số hóa; bộ sưu tập bản đồ toàn thể lãnh thổ, các thành phố lớn của Việt Nam do cơ quan địa chính Mỹ và quân đội Mỹ ấn hành trong chiến tranh ở nước ta. Chia sẻ về bộ sưu tập, PGS. TS Hoàng Ngọc Giản, Giám đốc thư viện Nguyễn Văn Hưởng cho biết: “Những bản đồ ở đây được thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu ở Mỹ, có những bản đồ được xuất bản từ rất lâu. Nhiều bản đồ do phương Tây vẽ trước đó đều thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và hoàn toàn không đề cập đến vấn đề hai quần đảo này là của Trung Quốc. Đây là những tầm bản đồ có giá trị vô cùng quý giá, mang tính khách quan và là căn cứ để Việt Nam đấu tranh pháp lý, khẳng định chủ quyền, vùng biển của chúng ta”.

Thư viện mở cửa các ngày từ thứ 3 đến thứ 7 tại tầng 2 Almaz Market, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top