Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Nêu cao vai trò của lý luận, phê bình trong thực tiễn

Thứ Năm 05/12/2019 | 10:59 GMT+7

VHO- Sáng nay 5.12, tại Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay”. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến dự hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng khẳng định, phê bình là một lĩnh vực, một bộ môn có vai trò rất quan trọng trong sự vận động, phát triển của văn nghệ nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Có thể xem phê bình văn học, nghệ thuật là “cánh chim song đôi”, là người bạn đồng hành để thấu hiểu, đồng cảm, góp phần điều chỉnh, định hướng sáng tác. Đồng thời, phê bình cũng là cầu nối giữa sáng tạo và tiếp nhận, tác động sâu sắc đến sự lựa chọn thẩm mỹ của công chúng văn nghệ.

Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hà Phương

“Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng công tác phê bình văn học, nghệ thuật thời gian qua, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, so với thực tiễn sáng tác rất sôi động, đa dạng, phong phú, thậm chí phức tạp hiện nay, phê bình đang tỏ ra trầm lắng, chưa phát huy hết vai trò và sức mạnh của mình Sự thiếu hụt về đội ngũ, nhất là ở các lĩnh vực nghệ thuật như Âm nhạc, Múa, Điện ảnh, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh,… diễn ra từ nhiều năm qua, đã được chỉ ra nhưng các giải pháp khắc phục chưa thực sự hiệu quả. Ở một số diễn đàn, đã xuất hiện không ít những bài viết cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, khen chê dễ dãi, thậm chí chịu tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, không những không định hướng được sáng tác và tiếp nhận mà còn làm tăng nguy cơ loạn chuẩn, loạn giá trị trong đời sống văn nghệ”, đồng chí Võ Văn Thưởng nêu.

Nhận định về những khó khăn công tác phê bình đang gặp phải, TSKH  Phan Đình Tân, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng: “Phê bình hiện nay không những thiếu mà còn yếu, chủ yếu chỉ dừng lại ở mức bình luận. Phê bình có tính va chạm nên nếu phê bình không đúng ý của tác giả hay dư luận cũng sẽ đều sinh ra vấn đề. Nghiêm trọng hơn, một số người làm phê bình hiện nay cứ chỉ quẩn quanh phê bình để… nịnh, quảng cáo hay tập trung phê phán kịch liệt những tiêu cực để dậy sóng dư luận. Việc cho ra đời những tác phẩm phê bình hướng độc giả đến những giá trị chân – thiện – mỹ đang dần ít đi và là bài toán khiến những người làm chuyên môn đau đầu”.

Nhiều ý kiến đã được đưa ra tại hội thảo

Bên cạnh đó, nhà lý luận, phê bình Vũ Thị Thu Hà đề cập đến vấn đề trong thời kỳ cách mạnh công nghiệp 4.0, các nhà phê bình trong lĩnh vực âm nhạc trẻ, văn học mạng, thị trường… có nhiều thế mạnh trong tiếp cận các thông tin nhưng lại quá quan tâm đến phản ứng của người đọc. Điều này dẫn đến thiếu đi những bài viết có kiến thức sâu rộng, ngôn từ chắc chắn và nhận định khoa học, khách quan, chặt chẽ

Trước thực trạng đó, nhiều nhà phê bình đã đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích hoạt động phê bình. nhà phê bình Mai Liên Giang đề xuất cần cụ thể hóa các tiêu chí liên quan đến chế độ, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu phê bình, chính sách đãi ngộ, đào tạo,vinh danh các giải thưởng cho các công trình phê bình có giá trị thật sự. Theo đó, các chính sách về lý luận, phê bình văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung cần được hoạch định chiến lược, chính sách hoạt động sao cho phù hợp, xây dựng tiêu chí chấm điểm các công trình bài bản, xếp giải, khen thưởng cho các công trình nghiên cứu, phê bình…

Đồng quan điểm với nhà phê bình Mai Liên Giang, TSKH Phan Đình Tân khẳng định cần phải có mức chi trả thù lao cho các bài phê bình đúng với công sức bỏ ra trong lao động nghề nghiệp. Nếu chi phí này được chi trả quá thấp, sẽ chẳng còn nhà phê bình nào muốn làm việc.

ĐÌNH TOÁN

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top