Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Vinh danh ba nhà khoa học nữ trong lĩnh vực vật liệu và khoa học

Thứ Năm 12/12/2019 | 17:32 GMT+7

VHO- Năm 2019, ba nhà khoa học trẻ xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học vật liệu và khoa học đời sống được lựa chọn dựa trên thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật thông qua số lượng các bài viết được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, các ấn phẩm khoa học được xuất bản, các hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia, và vai trò hình mẫu cho các thế hệ nghiên cứu trẻ.

Ngày 12.12, tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, chương trình Giải thưởng L’oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã trao học bổng cho ba nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2019 cho các nghiên cứu tiềm năng tại Việt Nam năm 2019, và vinh danh 32 nhà khoa học nữ xuất sắc đã góp phần thay đổi ngành khoa học Việt Nam trong 10 năm qua. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tới dự buổi trao giải.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Thị Ngọc Thịnh và Ban tổ chức trao giải cho ba nhà khoa học nữ

Ba gương mặt xuất sắc được trao giải gồm: PGS. TS. Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại (Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, TP.HCM); TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu viên chính, Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam); TS. Phạm Thị Thu Hà, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu di truyền và giống, (ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM). GS Châu Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng khoa học Giải thưởng cho biết, mỗi nhà khoa học sẽ được nhận học bổng nghiên cứu trị giá 150 triệu đồng để giúp họ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vào những đề án có tính thực tiễn cao và tạo nên các ảnh hưởng và lợi ích lớn tại Việt Nam.

Trong đó, TS. Trần Thị Hồng Hạnh được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng của chị trong nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký vân tay kết hợp với thiết bị hiện đại để đánh giá thành phần dược liệu và chất lượng dược liệu nhằm cung cấp bộ dữ liệu về thành phần các hoạt chất có trong mẫu dược liệu nghiên cứu bao gồm cấu trúc hóa học, thành phần, hàm lượng chất, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dược liệu trên thị trường. Bên cạnh đó phương pháp sắc ký vân tay trong đánh giá chất lượng dược liệu còn có thể áp dụng trong đánh giá thành phần thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu. Bên cạnh đó đề án này cũng giúp cho việc đánh giá các thành phần, chất lượng của từng loại dược liệu trong các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu với nhiều thành phần phức tạp trở nên chính xác hơn nhờ có nguồn thông tin nhiều và đa dạng hơn khi đánh giá mối tương quan giữa thành phần hóa học, hàm lượng các chất chính và hoạt tính sinh học trong từng dược liệu.

Còn PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được Hội đồng khoa học đề cử cho đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0, 8W0, 2O2 để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo. Hướng nghiên cứu này sẽ mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2. Đề án còn giúp giải quyết việc giảm sử dụng kim loại quý Pt đồng thời cải thiện hiệu suất của hợp kim so với Pt nguyên chất, nhờ đó nâng cao hoạt tính và thời gian hoạt động của xúc tác điện hóa Pt, mang đến hiệu quả về chi phí, hoạt động và độ bền cao để có thể thương mại hóa được loại pin nhiên liệu thân thiện với môi trường này trong thời gian không xa.

Với TS. Phạm Thị Thu Hà được vinh danh qua đề án nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu của đề án nghiên cứu là tận dụng các công cụ nhân giống hiện đại, chẳng hạn như lai chéo hỗ trợ đánh dấu (MAB), để phát triển các giống lúa chịu mặn có năng suất cao thích nghi với điều kiện ở miền Nam Việt Nam, được xây dựng dựa trên kiến thức thu được có liên quan đến việc kiểm soát di truyền về khả năng chịu mặn ở lúa, để tăng tốc độ và hiệu quả phát triển các giống cải tiến. Đề án này có ý nghĩa quan trọng trong tình hình vùng sản xuất lúa gạo ở miền Nam phải đối mặt với tình trạng nhiễm mặn, gây ra vấn đề nghiêm trọng cho những người nông dân nghèo tài nguyên phải phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo để sinh kế. Việc phát triển các giống lúa năng suất cao hiện đại phù hợp với điều kiện nhiễm mặn sẽ giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của nông dân trên những vùng đất này.

THẢO LAM

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top