Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Muốn nối dài... cho âm nhạc truyền thống

Thứ Sáu 13/12/2019 | 10:56 GMT+7

VHO- Dù là nghệ thuật nào thì cũng không thể sống được nếu không tiếp tục khơi nguồn dòng chảy để nó phù hợp với nhu cầu mang tính thời đại. Chính vì thế, muốn nối dài sự sống cho âm nhạc truyền thống nói chung, xẩm nói riêng càng cần phải tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật tích hợp nhiều yếu tố khác nhau, hài hòa giữa nghe và xem.

 Nghệ sĩ Nguyễn Quang Long vừa giới thiệu đến người yêu nhạc album Xẩm “Trách ông Nguyệt Lão”. Nghệ sĩ Quang Long là một trong những cái tên không quá xa lạ với khán giả yêu nghệ thuật truyền thống nói chung, yêu hát xẩm nói riêng, bởi trong gần 20 năm qua anh đã cùng những cộng sự của mình nỗ lực phục hồi và đưa nghệ thuật hát xẩm trở lại quen thuộc với công chúng như ngày hôm nay.

Vốn sinh ra ở quê hương Kinh Bắc gắn với những câu hát quan họ, rồi theo học ngành thanh nhạc, lý luận âm nhạc ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nên trong bản thân Quang Long đã hội tụ hai con người, một là nghiên cứu lý luận và một nghệ sĩ biểu diễn. Vì vậy, trong suốt quá trình phục hồi, lưu giữ và truyền bá những câu hát xẩm, Nguyễn Quang Long vừa ở vai trò một nhà nghiên cứu vừa trực tiếp hát những câu xẩm. Album “Xẩm Hà Nội” được NXB Âm nhạc phát hành đầu năm 2016 là thành quả đầu tiên của công cuộc phục hồi nghệ thuật này. Sau đó, cùng với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Khương Cường, Phạm Đình Dũng, Nguyễn Quang Long thành lập nhóm Xẩm Hà Thành với mong muốn góp phần tái hiện lại một nét đẹp của Hà Thành 36 phố phường xưa kia và thổi thêm sức sống mới để nét đẹp ấy được nối dài theo hơi thở của thời đại. Cũng từ đây, nhiều bài xẩm do Nguyễn Quang Long sáng tác đã ra đời và được công chúng đón nhận. Chẳng hạn những bài xẩm mang tính thời sự như: Xẩm Trà đá, Xẩm sai Tiễu trừ cướp biển, Xẩm Đường lưỡi bò, Xẩm Cá chết… hay những bài xẩm trữ tình tôn vinh hét đẹp của Hà Nội và tình yêu như Xẩm Bốn mùa hoa Hà Nội, Xẩm Tứ vị Hà thành…

Với album “Trách ông Nguyệt Lão” lần này mang ý nghĩa đặc biệt đối với Nguyễn Quang Long đó là ghi dấu ấn hành trình 25 năm đi theo âm nhạc chuyên nghiệp, 20 năm theo nghiệp nghiên cứu, lý luận âm nhạc. Cái tên “Trách ông Nguyệt Lão” chủ yếu nói về tình yêu, đồng thời pha chút dí dỏm nổi bật trong phong cách âm nhạc của Nguyễn Quang Long. Album gồm 9 bài xẩm, đều là những sáng tác của Quang Long. Nghệ sĩ Quang Long mong muốn gây dựng lại âm nhạc truyền thống, đặc biệt là xẩm vì thế anh luôn cố gắng làm cho nghệ thuật trở nên hấp dẫn hơn từ mọi yếu tố như biểu diễn, bản thu âm chất lượng, hình thức ấn tượng… Cụ thể, “Duyên phận tơ vòng” là bài xẩm đa tính cách, vừa trữ tình nội tâm lại vừa tươi mới và pha chút dí dỏm. Hay có một bài tương đối đặc biệt, “Xẩm Dặn con” được sáng tác theo điệu thập ân. “Xẩm Dặn con” là cảm xúc của Quang Long với tư cách là một người cha dù công việc có bận rộn đến thế nào thì tôi cũng luôn lo lắng cho con mình. Cũng như biết bao người cha người mẹ khác, thông qua bài xẩm tôi gửi gắm thông điệp dù sau này có thế nào thì điều quan trọng nhất là phải thành người, phải sống tử tế và phải luôn sống lương thiện”, Quang Long chia sẻ.

Điều đặc biệt, album này không chỉ có duy nhất một giọng ca của Nguyễn Quang Long mà còn có sự góp mặt của những giọng ca danh tiếng để tạo nên sự đa dạng trong phong cách âm nhạc của album “Trách ông Nguyệt Lão” như nghệ sĩ hát xẩm Mai Tuyết Hoa, NSND Thúy Ngần, nữ danh ca Thu Phương…

Nghệ sĩ Quang Long quan niệm, dù là nghệ thuật nào thì cũng không thể sống được nếu không tiếp tục khơi nguồn dòng chảy để nó phù hợp với nhu cầu mang tính thời đại. Chính vì thế, nghệ sĩ Quang Long luôn muốn nối dài sự sống cho âm nhạc truyền thống nói chung, xẩm nói riêng. Trong album “Trách ông Nguyệt Lão” có một điểm khá đặc biệt và độc đáo trong những bản thu âm, đó là do đặc thù của hát xẩm nên toàn bộ các bản thu âm này đều được thu theo lối acoustic, người hát và nhạc cụ chính cùng thể hiện và thu âm trực tiếp chứ không hòa âm trước để tạo thành bản nhạc beat sau đó nghệ sĩ mới thu phần hát như cách thu của nhiều loại hình nghệ thuật khác hiện nay. Chính đặc điểm này đã tạo nên nét riêng, tạo cho người nghe cảm giác có phần ngẫu hứng, mộc và thật nhất như đang ngồi nghe hát xẩm trực tiếp. 

HÀ MINH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top