Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Để lối sống đẹp, có ích trong thanh niên lan tỏa

Thứ Sáu 13/12/2019 | 10:59 GMT+7

VHO- Đó chính là nội dung của Diễn đàn “Thanh niên Việt Nam sống đẹp, sống có ích” được tổ chức vào chiều 11.12 với sự tham gia của 150 đại biểu chính thức của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII.

Đại biểu Nguyễn Quỳnh Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên quận Hoàng Mai (Hà Nội) phát biểu tại Diễn đàn

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Quang Thông cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Hội đã có nhiều hoạt động cổ vũ thanh niên sống đẹp, sống có ích như tuyên dương các tấm gương trẻ, khuyết tật vươn lên trong cuộc sống; tổ chức Hội các cấp đã tổ chức thành công chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt”... Để những thanh niên lầm đường lạc lối sớm nhận thức tốt và tái hòa nhập với cộng đồng, công tác giáo dục cảm hóa và xây dựng các mô hình hỗ trợ được quan tâm chú trọng tại mỗi cấp cũng như địa phương.

Thảo luận tại Diễn đàn, các đại biểu đã nêu ra thực trạng cũng như vai trò của cán bộ Hội trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa, chấp hành pháp luật của thanh niên hiện nay; giới thiệu những gương thanh niên tiên tiến tiêu biểu, có việc làm, nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia diễn đàn cũng đã đưa ra các giải pháp phát huy gương thanh niên tiêu biểu trong các lĩnh vực, thanh niên sống đẹp, hành động đẹp trong các đối tượng thanh niên; chăm lo cho nhóm thanh niên yếu thế, thiếu cơ hội phát triển, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Góp mặt tại diễn đàn, Đại đức Thích Trúc Tiếp (Thái Nguyên) cho rằng: “Nhiều chức sắc tôn giáo cũng rất mong có được nhiều đóng góp cho đất nước, cho thanh niên Việt Nam, bản thân nhận thấy những đại biểu tham dự đại hội không ai có lý lịch xấu. Vậy tại sao chúng ta không động viên một số người đã lỡ vi phạm pháp luật, nghiện ma túy nhưng đã hoàn lương, cai nghiện… tham gia đại hội để cho họ có động lực vươn lên. Chúng tôi muốn nói rằng, diễn đàn thanh niên cần tuyên dương những tấm gương thanh niên hoàn lương, những người sống đẹp, sống có ích để có được kinh nghiệm và hiểu hơn về công tác xã hội”.

Cũng hướng tới mục tiêu giáo dục, cảm hóa thanh niên chậm tiến, thanh niên sống hoàn lương, thanh niên sau cai nghiện, hình thành thế hệ thanh niên sống đẹp, sống có ích, cống hiến cho cộng đồng, chị Nguyễn Quỳnh Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên quận Hoàng Mai đã đưa ra hình thức hoạt động tại địa phương mình bằng mô hình CLB B93 với 20 thành viên là thanh niên sau cai nghiện. Ngoài sự phối hợp chặt chẽ với cảnh sát khu vực để nắm rõ tình hình thanh niên, CLB luôn có sự tương tác tuyên truyền pháp luật hai chiều, hỗ trợ sắp xếp công ăn việc làm cho các đối tượng thanh niên sau cai nghiện trở về, tạo nên môi trường sinh hoạt chính thống giúp các đối tượng thanh niên yếu thế sớm hòa nhập cộng đồng, có nghị lực vươn lên. Với anh Hoàng Hoa Trung, Chủ nhiệm CLB tình nguyện Niềm tin, để sống đẹp, bản thân phải ý thức từ những việc nhỏ nhất như không được xả rác bừa bãi, đặc biệt là thói quen uống rượu, hút thuốc, bài bạc trong thanh niên. Trong chia sẻ của mình, anh Trung cũng giới thiệu mô hình “Nuôi cơm trẻ vùng cao” với phương thức một người nuôi một em, như vậy sẽ kiểm soát được thông tin và hằng tháng từng người đều có báo cáo cụ thể. Đến nay mô hình ý nghĩa này đã có 12.000 cháu được 12.000 người tham gia nuôi và hiện được cộng đồng chia sẻ rộng rãi, kết nối được 7 tỉnh, thành, đơn vị phối hợp tham gia.

Một vấn đề cũng thu hút được các đại biểu là việc các đối tượng thanh niên bỏ học sớm để đi làm thuê, làm kinh tế. Đại biểu Ma Hiêng, người dân tộc Cơ Ho, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Trường dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tại các buôn làng của tỉnh, đa phần chỉ học hết lớp 5, 6 là nghỉ học bởi họ thấy rất nhiều thanh niên học cao hơn nhưng sau không xin được việc nên lại quay về làm nương rẫy, vào rừng chặt cây… nên họ không còn động lực để học lên cao hơn. Từ những nhận thức như vậy, không chỉ tại địa phương cô mà còn rất nhiều địa phương khác, thanh niên bỏ học sớm dẫn đến nhận thức kém, dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội, dễ bị mua chuộc làm những công việc trái pháp luật…

 HOÀNG LƯƠNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top