Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Di dời người dân ra khỏi Khu di tích Truông Bồn (Nghệ An): 10 năm vẫn giậm chân tại chỗ

Thứ Hai 04/05/2020 | 11:33 GMT+7

VHO-  Hằng ngày phải băng qua khu tượng đài để đi sản xuất, nhà cửa xuống cấp, hư hỏng cũng không thể sửa chữa... là tình trạng của 9 hộ dân xóm 7, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) nằm trong khu vực quy hoạch của Khu di tích Truông Bồn vẫn chưa được di dời.

 Để sinh hoạt hằng ngày, người dân phải băng qua khu vực tượng đài

Ông Nguyễn Đình Lan, xóm 7, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương cho biết: Thực hiện chủ trương mở rộng khuôn viên Khu di tích Truông Bồn, chúng tôi đồng ý di dời, đồng thời đã tiến hành bắt thăm khu đất tái định cư, tuy nhiên đã gần 10 năm nay chúng tôi chưa được bồi thường, nhà cửa dột nát cũng không được sửa chữa. Nếu tới đây xây hàng rào để bảo vệ di tích thì chúng tôi biết đi ra bằng cách nào. Để thực hiện quy hoạch Dự án Khu di tích Truông Bồn, con đường dân sinh đi lại trước đây đã bị giải tỏa nên phải đi lại, sản xuất thậm chí trâu bò đi ngang qua trước tượng đài. Ngoài ra do chưa di dời nên gần như mọi sinh hoạt, sản xuất, chuồng trại chăn nuôi của chúng tôi nằm kề với khuôn viên di tích rất là nhếch nhác, phản cảm.

Có nhiều hộ gia đình cũng rơi vào cảnh tương tự như hộ nhà ông Lan. Do được vận động di dời trước, xây nhà mới trên đất tái định cư rồi chờ chi trả bồi thường sau nên nhiều hộ đã ra làm nhà. Tiền đền bù thì chưa được trả, trong khi đó phải trả tiền làm nhà nên kinh tế hiện rất khó khăn. Bà Nguyễn Thị C chia sẻ: Chúng tôi đã đồng thuận giải tỏa mặt bằng để thực hiện quy hoạch Di tích. Hiện bây giờ nếu không tiếp tục thực hiện hay xoá bỏ quy hoạch thu hồi đất nữa và xây hàng rào bảo vệ khuôn viên di tích thì cần phải mở đường cho chúng tôi đi lại. Nếu thực hiện thì cần phải thông tin cho người dân biết thời gian cụ thể chi trả bồi thường và di dời, nếu không thì cũng phải thông báo để người dân còn xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn (Mỹ Sơn, Đô Lương) được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định 1591/QĐ.UBND-CNXD ngày 19.4.2010 do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư theo quyết định ban đầu là 175,4 tỷ đồng. Đến tháng 10.2013, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định điều chỉnh tổng mức lên 366 tỷ đồng được huy động từ 3 nguồn vốn: Vốn ngân sách; vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác. Theo quy hoạch, Khu di tích gồm 3 khu vực chính: Khu vực Tượng đài Chiến thắng; khu vực trung tâm và khu vực bảo tồn, tôn tạo nhà dân xóm 9 - nơi các cựu TNXP trú quân nhằm tái hiện lại sinh hoạt, đời sống những năm kháng chiến. Đến nay, khu trung tâm rộng 19,98 ha đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình: Khu tưởng niệm, hồ điều hòa, đài tưởng niệm, nhà trưng bày, sân quảng trường, bãi đỗ xe... Sau khi được bàn giao cho Sở GTVT, ngày 8.8.2015 dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn được khánh thành và đưa vào hoạt động. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ 5 năm nay, nhưng đến bây giờ còn 9 hộ dân thuộc xóm 7, xã Mỹ Sơn, nằm ngay bên khu vực tượng đài trong khu quy hoạch vẫn chưa được di dời, nguyên nhân do các hộ dân chưa được đền bù.

Trao đổi vấn đề này ông Hoàng Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Huyện đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh, đồng thời cũng tổ chức nhiều cuộc làm việc với người dân. Người dân cũng rất bức xúc và kiến nghị cần phải xây dựng khung giá đền bù mới ở thời điểm hiện nay, không đồng ý mức giá đền bù thời điểm trước để áp dụng. Huyện và chủ đầu tư cũng đã có văn bản kiến nghị đến tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Việc các hộ dân sinh hoạt, sản xuất ngay bên cạnh gây mất mỹ quan, diện mạo Khu di tích... 

  Huyện đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh, đồng thời cũng tổ chức nhiều cuộc làm việc với người dân. Người dân cũng rất bức xúc và kiến nghị cần phải xây dựng khung giá đền bù mới ở thời điểm hiện nay, không đồng ý mức giá đền bù thời điểm trước để áp dụng. Huyện và chủ đầu tư cũng đã có văn bản kiến nghị đến tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

(Ông HOÀNG VĂN HIỆP, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương)

PHẠM TƯỚC

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top