Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Giật mình với con số về xâm hại trẻ em

Thứ Tư 27/05/2020 | 09:11 GMT+7

VHO- Trong số hơn 6000 vụ xâm hại trẻ em thì số vụ xâm hại do người quen, người thân gây ra đang có xu hướng gia tăng.

Đây là số liệu đưa ra trong Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” từ ngày 1.1.2015 đến ngày 30.6.2019 của Đoàn giám sát Quốc hội khóa XIV.

Số vụ xâm hại trẻ em ngày càng gia tăng

Báo cáo giám sát cho biết, giai đoạn này có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục; 857 trẻ bị bạo lực; 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt; 1.314 trẻ bị xâm hại bằng các hình thức khác.

Đáng chú ý, riêng 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 em, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Trong các vụ xâm hại này thì phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận nhất là xâm hại tình dục, chiếm 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Nhiều địa phương, số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai...

Theo Báo cáo của Bộ Công an, trong giai đoạn này, cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ và 7.211 bị can. Hầu hết các trường hợp bắt, tạm giữ đều được chuyển xử lý hình sự.

Phân tích về đối tượng xâm hại trẻ em, đoàn giám sát cho biết, gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song vừa qua xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình. Nhiều địa phương, trẻ em bị xâm hại bởi chính người ruột thịt, người thân thích chiếm tỉ lệ cao. Theo thống kê của tổng đài 111 (trong tổng số các cuộc gọi đến), số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 65,88%.

Cũng theo kết quả giám sát, các vụ xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế - xã hội phát triển. TPHCM và TP. Hà Nội là 2/10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước.

Hành vi xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng đều để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em và gia đình của các em. Thực tế cho thấy có trẻ em bị tử vong hoặc thương tật nặng, thương tật vĩnh viễn do bị xâm hại, sinh con và làm mẹ khi vẫn đang độ tuổi trẻ em, bị khủng hoảng, rối loạn tâm thần, mất niềm tin, phải bỏ học… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường và tương lai của trẻ.

Số liệu của Chính phủ và tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy, trong giai đoạn từ 2015 đến tháng 6.2019 có 337 trẻ bị tử vong do bị xâm hại (trong đó 191 trẻ bị giết, 146 trẻ bị các hình thức xâm hại khác dẫn đến tử vong).

Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong các nguyên nhân, đoàn giám sát cho rằng, bên cạnh công tác tuyên truyền về các điều Luật chưa đúng trọng tâm, trọng điểm thì sự gắn kết gia đình ngày càng lỏng lẻo cũng dẫn đến nguy cơ trẻ em bị xâm hại.

Qua giám sát, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách, các luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em.Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.

VOV.VN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top