Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện 63/63 tỉnh, thành

Thứ Tư 03/10/2018 | 09:33 GMT+7

VH- Theo báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng.

Trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong. Với số lượng bệnh nhân này so với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên tại một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, dự báo dịch tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lan truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện chưa có vắcxin phòng bệnh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng, kéo dài, ngày 1.10, Cục Y tế dự phòng đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả; tập trung vào các vùng có số mắc cao có nguy cơ bùng phát dịch; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè thu, trong đó có dịch tay chân miệng.

Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo nhân dân thực hiện Ba sạch: ăn sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống… Ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đảm bảo các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay xà phòng và để ở vị trí thuận tiện, tạo điều kiện cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay, thường xuyên làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Các địa phương phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục thông báo ngay cho các cơ quan y tế để tổ chức khám và điều trị cho bệnh nhân, xử lý ổ dịch kịp thời.

“Các bệnh viện tổ chức việc thu dung điều trị bệnh nhân lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong, thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp”, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói.

THẢO LAM

Print
Tags:

Video

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top