Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thể thao

19 Tháng Ba 2024

Kinh tế thể thao ở Việt Nam còn chưa phát triển đúng với tiềm năng

Thứ Sáu 16/11/2018 | 10:39 GMT+7

VHO- Đánh giá rằng tiềm năng về kinh tế thể thao ở Việt Nam khá dồi dào nhưng do nhiều nguyên nhân nên chưa phát triển được như mong muốn. PGS.TS Phạm Ngọc Viễn cho rằng chúng ta cần phải đổi mới tư duy, nhận thức xã hội về kinh tế thể thao, định vị kinh tế thể thao ở Việt Nam.

Bài tham luận của TS. Viễn là một trong những bài phát biểu trong khuôn khổ Hội thảo giải pháp phát triển kinh tế Thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT và Công ty Vinexad tổ chức vào sáng 16.11, tại Hà Nội.

Ông Phạm Ngọc Viễn cũng là nguyên TTK VFF, nguyên Tổng giám đốc Công ty VPF, đơn vị tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Theo ông Viễn, thị trường chuyển nhượng bóng đá rất tiềm năng, chưa thống kê đầy đủ, ước tính vào khoảng 100 tỉ đồng, riêng trường hợp Quế Ngọc Hải sắp tới chuyển sang Viettel, giá có thể lên tới 8 tỉ đồng.

Theo ông Viễn, Quế Ngọc Hải chuyển sang Viettel với giá chuyển nhượng có thể lên tới 8 tỉ

Ông Viễn cũng nêu ra ví dụ ở các nước phát triển, nhà đài sẽ phải trả phí cho việc mua bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá. Còn ở nước ta cho tới thời điểm này, dù đây cũng là lĩnh vực khai thác đầy tiềm năng nhưng cho tới giờ bản quyền truyền hình các giải đấu vẫn chỉ là con số 0 và được khai thác theo hình thức hàng đổi hàng. Tức là VPF có các giải đấu, các nhà đài truyền hình trực tiếp sẽ bỏ dung lượng để quảng cáo cho VPF trả quyền lợi cho các nhà tài trợ.

Đưa ra những con số thuyết phục từ các nền thể thao tiên tiến như tại Mỹ, kinh doanh thể thao chiếm tỉ trọng hơn 2,4% GDP, đứng thứ 11/25 ngành kinh doanh hàng đầu của nước Mỹ, qui mô tổng thị trường đạt 400-435 tỉ USD mỗi năm, gấp 2 lần ngành công nghiệp ô tô và 7 lần ngành điện ảnh.

Trung Quốc, hiện đang là nhà sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới với 70% hàng hóa thể thao. Năm 2011 giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao Trung Quốc vượt mức 300 tỉ NDT, chiếm 1,2% GDP.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Viễn trình bày tham luận tại Hội thảo

Ở Anh, tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh thể thao đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh trong hai thập kỷ gần đây và đạt 140%. Tổng chi tiêu dùng ở Anh là 17.384 tỉ bảng (năm 2008) và đóng góp cho ngân sách quốc gia là 16-17 tỉ bảng/năm.

Ông Viễn cũng dẫn ra số liệu thống kê mới nhất của công ty Dloite Tomche Tohmasu cho thấy nguồn thu của giải bóng đá nhà nghề Anh trong mùa giải 2014-2015 đã tăng lên tới 4,4 tỉ euro. Nguồn thu của CLB Manchester United là 310 triệu euro (mùa giải 2005-2006) đến mùa giải 2013-2014 là 502 triệu euro…

Ở một số nước châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành kinh doanh thể thao đã đóng góp từ 2,0-2,5% GDP. Một quốc gia khác ở khu vực ĐNÁ là Malaysia, hoạt động kinh doanh liên quan đến thể thao năm 2009 đã có doanh thu 30,2 tỉ ringgit, chiếm gần 5% GDP và tạo ra việc làm cho 126.900 người, tương ứng với 1,4 % tổng số người lao động ở Malaysia…

Từ đó TS. Phạm Ngọc Viễn đề nghị cần phải đổi mới tư duy, nhận thức xã hội về kinh tế thể thao, định vị kinh tế thể thao ở Việt Nam.    

THU SÂM    

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.v

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top