Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sức bật của Du lịch Việt Nam

Thứ Tư 01/01/2020 | 12:29 GMT+7

VHO- Đón 18 triệu lượt khách quốc tế, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các công ty và khách du lịch quốc tế có nhiều đánh giá tích cực về du lịch Việt Nam.

 H Long là đim đến hàng đầu ca du lch Việt Nam

Đó chính là những dấu ấn có được từ sự nỗ lực không mệt mỏi của du lịch Việt Nam trong năm 2019.

Năm 2020 đặt mục tiêu cao hơn trong Nghị quyết 08

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, năm 2019 Việt Nam đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy không đạt mức tăng trưởng cao như năm 2018 (tăng 21%) nhưng với kết quả trên, Du lịch Việt Nam đã về đích trước 1 năm so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 08 (đón 17- 20 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020) và vượt chỉ tiêu 80% so với mục tiêu tại Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là đạt từ 10- 10,5 triệu khách quốc tế vào năm 2020. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết: “Mức tăng trưởng 16,2% năm 2019 của Việt Nam cũng cao hơn gấp 3-4 lần mức tăng trưởng trung bình 4-5% của thế giới. Du lịch ngày càng có đóng góp tích cực vào GDP và thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác”.

Cũng trong năm nay, theo báo cáo năng lực cạnh tranh về lữ hành và du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam tăng 4 bậc so với lần xếp hạng năm 2017 (từ 67/136 lên 63/140), hơn hẳn các nước trong khu vực vì các nước chỉ tăng 3 bậc hoặc giữ nguyên, thậm chí giảm. Việc tăng hạng lần này trong bảng xếp hạng nhờ cải thiện của độ mở quốc tế, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số yêu cầu về thị thực nhập cảnh; tăng khả năng cạnh tranh về giá; hạ tầng vận tải hàng không; hạ tầng dịch vụ du lịch… Việc giành được rất nhiều giải thưởng du lịch thế giới, Việt Nam đang hình thành thương hiệu là điểm đến đẳng cấp, hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới. Đến nay, Việt Nam đã dần quen và tự tin bước lên bục vinh quang tại các lễ trao giải thưởng về du lịch ở thế giới. Không còn những ám ảnh và mặc cảm là điểm đến nhỏ bé ở Đông Nam Á, qua cái thời mà cứ nhắc đến Việt Nam là khách quốc tế nghĩ tới những năm tháng chiến tranh gian khổ, đói nghèo… Du lịch Việt Nam đã thực sự trở thành một “con rồng châu Á”.

Trong năm qua, Việt Nam cũng đã nhận nhiều bình chọn hàng đầu thế giới, hấp dẫn nhất thế giới khác: Condé Nast Traveller xếp Việt Nam trong Top 10 quốc gia tuyệt vời nhất thế giới năm 2019 do độc giả bình chọn, với sự tham gia bình chọn của 600.000 độc giả đã trải nghiệm dịch vụ hoặc có ý định đi du lịch trên toàn thế giới. Travel and Leisure bình chọn Hội An là thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019. Hội An cũng được WTA bình chọn là Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu khu vực châu Á năm 2019. Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đánh giá và công bố Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2019 đối với du khách Mỹ. Nhiều tập đoàn, công ty du lịch lớn của Việt Nam như: SunGroup, VinGroup, FLC, Saigontourist, Hanoitourist, Vietravel… cũng nhận hàng trăm giải thưởng du lịch, từng bước khẳng định sự lớn mạnh của cộng đồng du lịch Việt Nam. Sự thừa nhận, đánh giá khách quan này của thế giới là cơ hội không thể tốt hơn để quảng bá hình ảnh một Việt Nam hấp dẫn, thân thiện và “thức dậy” mạnh mẽ. Những đánh giá, xếp hạng đó của thế giới cũng đồng thời thể hiện Việt Nam là điểm đến ao ước của hàng triệu du khách trên thế giới.

Năm 2020, Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đạt 20,5 triệu lượt khách quốc tế. Nếu thực hiện được mục tiêu này, có nghĩa là chúng ta đã đạt hơn cả mục tiêu cao nhất đã đề ra trong Nghị quyết 08-NQ/TW.

 Hi An, thành ph c bên sông Hoài được bình chn là Đim đến thành ph du lch tt nht thế gii năm 2019

Có đuổi kịp du lịch Thái Lan vào năm 2030?

Mặc dù tăng trưởng với tốc độ rất cao trong một giai đoạn dài nhưng ngành Du lịch cũng cần nhìn thẳng vào những thách thức đang phải đối mặt và sớm khắc phục để tiếp tục có bước tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới. “Có những tồn tại đã từng được đề cập nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là về tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch và những chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có nhiều cải thiện về hạ tầng du lịch và kết nối hàng không, cảng biển nhưng cần phải có những chính sách ưu tiên, đặc thù để phát triển du lịch như: Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, đầu tư cho quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tính bền vững trong phát triển du lịch, tiếp tục cởi mở trong chính sách thị thực và phát triển thương hiệu du lịch quốc gia…”, ông Nguyễn Trùng Khánh nói.

Ngoài những chính sách vĩ mô, cũng cần phải có những thay đổi nội tại của ngành Du lịch như tăng cường quản lý điểm đến; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý về du lịch; tăng cường công tác truyền thông; phát triển thương hiệu du lịch cho xứng tầm; đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch; tiếp tục thay đổi nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về việc phát triển du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam với các điểm đến trong khu vực và thế giới...

Năm 2019, Du lịch Việt Nam đã vượt qua Indonesia để đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về lượng khách quốc tế. Sau Indonesia mục tiêu tiếp theo sẽ là đuổi kịp Singapore, Malaysia và ngang hàng với Thái Lan vào năm 2030. Người đứng đầu ngành VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trước diễn đàn Quốc hội đã đặt mục tiêu này để tạo động lực phấn đấu cho cả ngành. Trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Tổng cục Du lịch mới đây, Bộ trưởng nói: “Ta tăng họ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của ta nhanh hơn trong khi họ đang chững lại nên việc đuổi kịp nước đang dẫn đầu lượng khách quốc tế trong khu vực ASEAN là có thể”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng có niềm tin sẽ đạt được nếu ngành thực sự quyết tâm và đặt ra những kế hoạch hành động cụ thể. “Tôi cho rằng, không phải tự nhiên mà chúng ta đạt được những con số như vừa nói trên. Tất cả đều có giá của nó. Nhiều năm liền chúng ta đi hết thị trường nọ đến nước kia để quảng bá du lịch Việt Nam, xúc tiến mở rộng thị trường. Ở trong nước, cơ sở hạ tầng du lịch không ngừng được mở rộng, sản phẩm du lịch liên tục được nâng cao chất lượng. Ngành Du lịch đã kết nối được các doanh nghiệp và tạo được sự đồng lòng, chung sức của các Bộ, ngành, địa phương và của toàn xã hội. Chúng ta đã làm thế giới thay đổi cách nhìn về Du lịch Việt Nam và chính những người làm du lịch trong nước cũng đang có những thay đổi lớn về tư duy, nhận thức, từ bỏ cơ chế xin - cho, giảm bớt những phiền hà, mệnh lệnh hành chính. Thay vào đó, chúng ta làm mọi việc vì quyền lợi của đất nước, với cái tâm trong sáng”, Bộ trưởng nói. 

 Ước tính, năm 2019, ngành Du lịch phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2020, ngành Du lịch đặt mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỉ đồng.

Tính đến nay, ước tính cả nước có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Đến cuối tháng 12.2019, cả nước có 2.648 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 26.854 hướng dẫn viên, trong đó có 17.038 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.129 hướng dẫn viên du lịch nội địa, 687 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

 THÚY HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top